Trái phiếu riêng lẻ chỉ được chào bán cho "nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp"

(CL&CS) - Nghị định 65 của Chính phủ quy định nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp cần đảm bảo danh mục chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch phải đạt giá trị bình quân tối thiểu 2 tỷ đồng trong thời gian tối thiểu 6 tháng liền kề, không bao gồm giá trị vay ký quỹ và giá trị chứng khoán thực hiện giao dịch mua bán lại. Kết quả xác nhận nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp sẽ có giá trị trong vòng 3 tháng kể từ ngày xác định.

Trái phiếu riêng lẻ chỉ được chào bán cho "nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp" nhằm giới hạn nhà đầu tư không chuyên, thiếu kinh nghiệm, kiến thức đánh giá rủi ro tham gia. Nhưng thực tế, những vụ việc như tại Tân Hoàng Minh, nhiều nhà đầu tư không chuyên vẫn cố tìm cách "lách" luật.

Sau vụ lùm xùm trái phiếu Tập đoàn Tân Hoàng Minh, quy định về nhà đầu tư cá nhân tham gia mua trái phiếu doanh nghiệp được siết chặt hơn. Việc quy định này mang tính chặt chẽ hơn với các điều kiện yêu cầu nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là cá nhân phải hội đủ điều kiện mới được mua.

Trái phiếu riêng lẻ chỉ được chào bán cho "nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp"

Cụ thể, tại Nghị định 65 của Chính phủ quy định nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp cần đảm bảo danh mục chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch phải đạt giá trị bình quân tối thiểu 2 tỷ đồng trong thời gian tối thiểu 6 tháng liền kề, không bao gồm giá trị vay ký quỹ và giá trị chứng khoán thực hiện giao dịch mua bán lại. Kết quả xác nhận nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp sẽ có giá trị trong vòng 3 tháng kể từ ngày xác định.

Đặc biệt, nhà đầu tư không được phép bán hoặc cùng góp vốn đầu tư trái phiếu với nhà đầu tư không phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Đây cũng là biện pháp nhằm hạn chế cách "lách" quy định như trước, khi nhà đầu tư cá nhân có thể đầu tư trái phiếu doanh nghiệp thông qua hợp đồng hợp tác đầu tư hoặc hợp đồng góp vốn.

Thống kê từ Bộ Tài chính cho thấy, tổng khối lượng TPDN phát hành riêng lẻ trong 7 tháng năm 2022 là 280.641 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm 2021. Trong đó nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp mua 10,11%, công ty chứng khoán mua 22,43% và phần còn lại chủ yếu là các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, khi thống kê trên thị trường thứ cấp, sau khi mua trái phiếu, các công ty chứng khoán chủ yếu bán lại cho nhà đầu tư cá nhân khiến lượng trái phiếu nắm giữ của cá nhân tăng lên mức 32,6%.

Ngoài ra, nhà đầu tư cá nhân được xác nhận là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp (hiệu lực trong vòng 1 năm) bằng hợp đồng mua kỳ hạn trái phiếu chính phủ hoặc chứng khoán niêm yết trong thời gian từ 2 - 4 ngày. Hay nhà đầu tư cá nhân sử dụng tài khoản vay ký quỹ để chứng minh danh mục chứng khoán niêm yết đang nắm giữ có giá trị trên 2 tỷ đồng nhưng thực tế số vốn tự có thấp hơn; cá nhân không trực tiếp đứng tên mua trái phiếu mà ký hợp đồng dân sự với công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại hoặc doanh nghiệp khác để mua TPDN riêng lẻ.

Nhận xét về quy định mới trong Nghị định 65 của Chính phủ, Ông Huỳnh Anh Tuấn, Tổng giám đốc Công ty chứng khoán Ngân hàng Đông Á cho hay: “Những quy định mới này nhằm bảo vệ nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường TPDN riêng lẻ nhưng ít người đáp ứng được. Chưa kể, những nhà đầu tư đáp ứng đủ điều kiện này thì "khẩu vị" của họ thường không thích loại hình trái phiếu. Bởi hiện nay những người mua trái phiếu thường sử dụng nguồn tiền gửi tiết kiệm, sau đó được các nhân viên kinh doanh trái phiếu tư vấn mua. Rủi ro ở đây là người mua trái phiếu không hiểu về trái phiếu mà nghĩ đó là tiền gửi tiết kiệm, không đọc báo cáo tài chính của doanh nghiệp phát hành trái phiếu, không biết trái phiếu đó có tài sản thế chấp hay không”.

Theo nhận định của ông Huỳnh Anh Tuấn, thị trường TPDN trong thời gian tới sẽ khó có nhà đầu tư cá nhân tham gia. Việc lách quy định bằng cách tổ chức, cá nhân chuyên nghiệp mua xong bán lại, hay góp vốn đầu tư trái phiếu với nhà đầu tư không chuyên nghiệp sẽ bị hạn chế. Các nhà đầu tư cá nhân muốn tham gia vào TPDN có thể chờ những đợt chào bán ra công chúng của doanh nghiệp hoặc mua chứng chỉ quỹ trái phiếu.

"Tình hình phát hành trái phiếu thị trường trong nước thời gian tới sẽ khó khăn hơn, đặc biệt khi cơ quan chức năng bổ sung thêm quy định đánh giá tín nhiệm của tổ chức phát hành", ông Huỳnh Anh Tuấn dự báo.

Hà Thu

Bình luận

Nổi bật

Phân khúc bất động sản khu công nghiệp vẫn giữ vị thế ổn định

Phân khúc bất động sản khu công nghiệp vẫn giữ vị thế ổn định

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 18:00

Bất động sản khu công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút dòng vốn FDI trong nhiều năm qua. 9 tháng đầu năm 2024, tổng vốn FDI thực hiện tại Việt Nam ước đạt 17.34 tỷ USD, tăng gần 9% so với cùng kỳ; trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với hơn 1,4 tỷ USD, chiếm hơn 8% vốn thực hiện.

Đồng Khởi và Tràng Tiền tiếp tục lọt nhóm mặt bằng cho thuê đắt nhất thế giới

Đồng Khởi và Tràng Tiền tiếp tục lọt nhóm mặt bằng cho thuê đắt nhất thế giới

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:59

Giá thuê mặt bằng trên đường Đồng Khởi xếp thứ 14 trên thế giới, trong khi Tràng Tiền Plaza Hà Nội góp mặt ở vị trí 18, theo bảng xếp hạng các đại lộ bán lẻ đắt đỏ nhất thế giới của đơn vị Cushman & Wakefield.

Bất động sản công nghiệp: Nhiều “ông lớn” đua nhau rót tiền, tương lai vẫn còn rất tươi sáng?

Bất động sản công nghiệp: Nhiều “ông lớn” đua nhau rót tiền, tương lai vẫn còn rất tươi sáng?

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:57

Trong bối cảnh thị trường bất động sản vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức, bất động sản công nghiệp (BĐS KCN) đang trở thành một "miền đất hứa" thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mạnh mẽ.