Thứ năm, 03/06/2021, 08:38 AM

Trái phiếu doanh nghiệp: Bất động sản vẫn dẫn đầu

(CL&CS) - Dù hạ nhiệt trong tháng 5 nhưng tính chung 5 tháng đầu năm, ngành bất động sản vẫn dẫn đầu về phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Theo tổng hợp của Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC), tổng giá trị phát hành của trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) trong tháng 5/2021 đạt 21.510 tỷ đồng, đóng góp vào mức luỹ kế 110.739 tỷ đồng TPDN phát hành trong 5 tháng đầu năm 2021.

Về tỷ trọng, theo số liệu của FiinGroup, Nhóm Ngân hàng là nhóm có tổng giá trị phát hành lớn nhất trong tháng 5, đạt 15.685 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 73% trong tổng giá trị phát hành.

Theo sau là ngành Bất động sản, chiếm 17%, tại mức 3.620 tỷ đồng. Tính chung 5 tháng đầu năm, ngành Bất động sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, ở mức 43%, với tổng lượng phát hành đạt 47.050 tỷ đồng, theo sau là ngành Ngân hàng (29%, ở mức 32.374 tỷ đồng).

Dù hạ nhiệt trong tháng 5 nhưng tính chung 5 tháng đầu năm, ngành bất động sản vẫn dẫn đầu về phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Dù hạ nhiệt trong tháng 5 nhưng tính chung 5 tháng đầu năm, ngành bất động sản vẫn dẫn đầu về phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Lãi suất trái phiếu doanh nghiệp trung bình trong tháng 5/2021 ghi nhận mức giảm so với cùng kỳ. Theo đó, trong tháng 5/2021, lãi suất TPDN trung bình đạt 5,89%/năm, thấp hơn gần 35% so với cùng kỳ năm 2020 (ở mức 9,04%/năm).

Lãi suất của các nhóm ngành chiếm tỷ trọng lớn như Bất động sản, Ngân hàng và Dịch vụ tài chính đồng loạt giảm từ 10,58%; 6,41% và 8,74%/năm, lần lượt xuống mức 10,52 ; 4,4 và 7,51%/năm.

Các doanh nghiệp có lượng huy động lớn thông qua kênh trái phiếu trong tháng 5 vừa qua bao gồm Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam 2.700 tỷ đồng, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (2.600 tỷ đồng) , Ngân hàng TMCP Á Châu (2.000 tỷ đồng) và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 1.800 tỷ đồng).

So với cùng kỳ năm ngoái, tổng giá trị phát hành TPDN trong tháng 5 và luỹ kế 5 tháng đầu năm 2021 đều ghi nhận mức giảm, lần lượt là 41,2% và 2,6%. Tuy nhiên, theo quan sát những năm gần đây, giá trị phát hành TPDN thường tăng mạnh hơn từ nửa cuối quý 2 và quý 3 của các năm, so với mức phát hành của quý 1.

Bên cạnh đó, với Nghị định số 153/2020/NĐ-CP của chính phủ quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường nước ngoài, thay thế Nghị định số 163/201 /NĐ-CP và Nghị định số 1/2020/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021 với các điều kiện phát hành trái phiếu riêng lẻ nới lòng hơn nghị định 1 trước đó, BVSC dự báo lượng TPDN phát hành mới sẽ khởi sắc hơn so với những tháng đầu năm.

Trong khi đó, tính riêng tuần qua, Kho bạc Nhà nước (KBNN) tổ chức gọi thầu tại 4 loại kỳ hạn: 5 năm, 10 năm, 15 năm và 30 năm.

Khối lượng gọi thầu cho 4 loại kỳ hạn trên lần lượt ở mức 2.250 tỷ, 8.000 tỷ, 3.000 tỷ và 2.250 tỷ đồng. Kết quả: lượng đặt thầu cho kỳ hạn 5 năm gấp 2,9 lần giá trị gọi thầu và tỷ lệ trúng thầu đạt 100% tại mức lãi suất 1,13% - giảm 0,01% so với lần trúng thầu gần nhất. Lượng đặt thầu cho kỳ hạn 10 năm bằng 3,2 lần giá trị gọi thầu và tỷ lệ trúng thầu đạt 100% tại mức lãi suất 2,27% - giảm 0,07% so với lần trúng thầu gần nhất.

Lượng đặt thầu cho kỳ hạn 15 năm bằng 5,1 lần giá trị gọi thầu và tỷ lệ trúng thầu đạt 100% tại mức lãi suất 2,54% - giảm 0,04% so với lần trúng thầu gần nhất. Lượng đặt thầu cho kỳ hạn 30 năm bằng giá trị gọi thầu và tỷ lệ trúng thầu đạt 62% tại mức lãi suất 3,05% - không thay đổi so với lần trúng thầu gần nhất.

Tổng lượng phát hành Trái phiếu Chính phủ (TPCP) trong tuần vừa qua đạt 14.650 tỷ đồng, cao hơn 33% so với khối lượng dự kiến và 27% so với tuần trước đó. Như vậy, kết thúc tháng 5, KBNN đã hoàn thành 70% kế hoạch phát hành quý và 31% kế hoạch phát hành cả năm. Luỹ kế 05 tháng đầu năm 2021, tổng lượng phát hành TPCP đạt gần 110.000 tỷ đồng, gần gấp đôi so với cùng kỳ (ở mức trên 56.000 tỷ đồng vào cuối tháng 5/2020). Lãi suất trúng thầu có diễn biến giảm, trong khoảng 0,01%-0,07% ở các kỳ hạn dưới 30 năm và giữ nguyên không đổi ở kỳ hạn 30 năm.

Bình luận

Nổi bật

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00

(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 20:59

(CL&CS)- Chiều 12/11, với 424/426 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.