Trái phiếu DN quý 1: Một nửa không có tài sản đảm bảo hoặc đảm bảo bằng cổ phiếu

(CL&CS) - Tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong quý 1/2021 là 37.400 tỷ đồng, giảm 23,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Một nửa trái phiếu phát hành là không có tài sản đảm bảo hoặc đảm bảo bằng cổ phiếu.

Công ty chứng khoán SSI đã phân tích tình hình trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong quý 1/2021. Theo đó, tổng lượng phát hành giảm mạnh. Đáng chú ý không kém chính là một nửa trái phiếu phát hành là không có tài sản đảm bảo hoặc đảm bảo bằng cổ phiếu.

Tổng lượng trái phiếu phát hành giảm mạnh

Tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong quý 1/2021 là 37.400 tỷ đồng, giảm 23,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, có gần 7.000 tỷ đồng là trái phiếu phát hành ra công chúng, tương đương 18,7% tổng lượng phát hành toàn thị trường, cao hơn nhiều mức bình quân chỉ 5,1% của cả năm 2020.

Các tổ chức phát hành ra công chúng trong quý 1/2021 gồm: Vingroup (VIC); Masan Group (MSN); CTCP Tập đoàn Hà Đô (HDG); CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa (SBT); Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPB); CTCP Giao nhận Vận tải Ngoại thương (VNT).

Đây đều là các doanh nghiệp đang niêm yết trên sàn chứng khoán, đã tuân thủ các quy định về công bố thông tin nên việc phát hành ra công chúng sẽ giúp tiếp cận được nguồn tiền đầu tư từ các cá nhân.

Tổng lượng Trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong quý 1/2021 là 37.400 tỷ đồng, giảm 23,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Một nửa trái phiếu phát hành là không có tài sản đảm bảo hoặc đảm bảo bằng cổ phiếu

Tổng lượng Trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong quý 1/2021 là 37.400 tỷ đồng, giảm 23,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Một nửa trái phiếu phát hành là không có tài sản đảm bảo hoặc đảm bảo bằng cổ phiếu

Các doanh nghiệp bất động sản đứng đầu cả về quy mô phát hành và lãi suất

Trong quý 1/2021, các doanh nghiệp bất động sản phát hành 23.150 tỷ đồng trái phiếu, giảm 5% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng chiếm tới 61,9% tổng lượng phát hành toàn thị trường.

Các ngân hàng thương mại chỉ phát hành 1.240 tỷ đồng (chiếm 3,3%); các CTCK và định chế tài chính phi ngân hàng phát hành 2.538 tỷ đồng (chiếm 6,8%); doanh nghiệp phát triển hạ tầng phát hành 1.150 tỷ đồng (chiếm 3,1%); doanh nghiệp năng lượng và khoáng sản phát hành 1.693 tỷ đồng (chiếm 4,5%); còn lại là các doanh nghiệp khác.

Kỳ hạn bình quân các trái phiếu bất động sản phát hành trong quý 1/2021 giảm mạnh xuống 2,9 năm (từ mức bình quân 3,9 năm của cả 2 năm 2019 và 2020) nên kéo kỳ hạn bình quân trái phiếu phát hành toàn thị trường giảm từ 4,23 năm (2020) xuống 3,26 năm (quý 1/2021).

Mặc dù kỳ hạn trái phiếu ngắn hơn nhưng lãi suất bình quân của trái phiếu bất động sản nhích tăng 14 điểm phần trăm so với quý 4/2020, lên mức 10,41%/năm và hiện là nhóm có lãi suất cao nhất thị trường. Nhóm ngân hàng có lãi suất bình quân thấp nhất (chỉ 4,67%/năm) do VPB phát hành 1.150 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 2-3 năm lãi suất chỉ 3,9%/năm.

Một nửa trái phiếu phát hành là không có tài sản đảm bảo hoặc đảm bảo bằng cổ phiếu

Trong tổng lượng phát hành quý 1/2021, chỉ có 17,4% được bảo đảm bằng bất động sản; 17,2% được đảm bảo bằng tài sản; 14,7% được đảm bảo bằng một phần tài sản/bất động sản và một phần là cổ phiếu; còn lại 50,2% là các trái phiếu không có tài sản đảm bảo hoặc đảm bảo bằng cổ phiếu.

Cụ thể, có 15.200 nghìn tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp không có tài sản đảm bảo (chiếm 41%) gồm 3.580 tỷ trái phiếu ngân hàng và công ty chứng khoán; 7.000 tỷ đồng trái phiếu bất động sản; 2.200 tỷ đồng các trái phiếu phát hành ra công chúng của MSN, VNT, SBT và một số lô trái phiếu khác. Có 3.400 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp (chiếm 9,2%) có tài sản đảm bảo hoàn toàn là cổ phiếu gồm trái phiếu của các công ty niêm yết PDR, KDC, KBC, APH, DXG và một số công ty chưa niêm yết khác.

Nhà đầu tư cá nhân giảm mua trái phiếu doanh nghiệp trên sơ cấp

Chịu tác động từ quy định về điều kiện đầu tư trái phiếu phát hành riêng lẻ phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, các nhà đầu tư cá nhân chỉ mua 1.529 tỷ đồng Trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường sơ cấp trong quý 1/2021, chỉ bằng 16% lượng mua cùng kỳ năm ngoái.

Tỷ trọng đầu tư của nhà đầu tư cá nhân giảm từ 19,7% (quý 1/2020) xuống mức 4,1% (quý 1/2021). Trong đó, nhà đầu tư cá nhân mua 412 tỷ đồng trái phiếu phát hành ra công chúng và 1.117 tỷ đồng trái phiếu phát hành riêng lẻ.

Đáng chú ý là các công ty chứng khoán mua 7.500 nghìn tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường sơ cấp, chiếm 20% lượng phát hành quý 1/2021 trong đó gồm 5.200 tỷ đồng trái phiếu bất động sản; 1.100 tỷ đồng trái phiếu năng lượng; 1.000 tỷ đồng trái phiếu ngân hàng.

Các công ty chứng khoán là trung gian phân phối trái phiếu doanh nghiệp tích cực nhất trên thị trường nên diễn biến này cho thấy thị trường trái phiếu doanh nghiệp thứ cấp vẫn đang hết sức sôi động. Các ngân hàng thương mại đầu tư 2.100 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp (chiếm 5,5% phát hành quý 1/2021), các trái phiếu này đều có tài sản đảm bảo trong đó có cả 200 tỷ đồng của Cty TNHH Đầu tư và Phát triển Nova Song Giang và 150 tỷ đồng của CTCP Nhựa Đồng Nai Miền Trung được đảm bảo hoàn toàn bằng cổ phiếu.

Ngân Hà

Bình luận

Nổi bật

ĐHĐCĐ ngành ngân hàng 2025: Vượt sóng ngược gió

ĐHĐCĐ ngành ngân hàng 2025: Vượt sóng ngược gió

sự kiện🞄Thứ hai, 05/05/2025, 14:50

(CL&CS) - SSI Research nhận định, các ngân hàng thương mại vẫn duy trì quan điểm thận trọng tại đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025 trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn và bất định.

Sẽ có một Eximbank mới về hình ảnh và vị thế

Sẽ có một Eximbank mới về hình ảnh và vị thế

sự kiện🞄Thứ ba, 29/04/2025, 19:50

(CL&CS) - Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Hoàng Hải, Quyền Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) trong phần thảo luận, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của ngân hàng này diễn ra sáng 29/4, tại Hà Nội.

Hoàn thiện khung pháp lý cho tài sản số, tín chỉ carbon trong tín dụng ngân hàng

Hoàn thiện khung pháp lý cho tài sản số, tín chỉ carbon trong tín dụng ngân hàng

sự kiện🞄Thứ hai, 28/04/2025, 15:00

(CL&CS) - Vừa qua, tại Hà Nội, Hội thảo “Tài sản bảo đảm ngân hàng – Những vấn đề quan tâm hiện nay” diễn ra với sự tham dự của gần 100 đại biểu là các nhà hoạch định chính sách; chuyên gia quốc tế và trong nước; đại diện tổ chức tài chính uy tín trong và ngoài nước…