Thứ ba, 21/06/2022, 14:04 PM

TPM - giúp doanh nghiệp cải tiến và nâng cao năng suất chất lượng

(CL&CS)- Năng suất chất lượng của doanh nghiệp sẽ được cải tiến và nâng cao nhờ việc thực hiện hệ thống quản lý TPM.

TPM (Total Productive Maintenance) là một tư duy hay phương pháp quản lý liên kết hai khái niệm Bảo dưỡng (hay còn gọi là duy trì) và Năng suất chất lượng. Phương pháp này đang được áp dụng mạnh mẽ vào công nghiệp sản xuất và công nghiệp dịch vụ.

10 mục tiêu của TPM là: (1) Đạt được 3 Không: Không Sản phẩm lỗi, Không Sự cố, Không Tai nạn; (2) Lôi cuốn toàn thể người lao động vào các hoạt động nhóm để bảo dưỡng tự giác và cải tiến thiết bị; (3) Nâng cao năng suất chất lượng và Chỉ số hiệu suất thiết bị toàn bộ (OEE); (4) Giảm thiểu chi phí sản xuất sinh ra do máy hỏng, máy dừng; (5) Giao hàng đúng hạn 100%; (6) Không để khách hàng phàn nàn; (7) Không để xảy ra tai nạn; (8) Khuyến khích các sáng kiến cải tiến của người lao động; (9) Chia sẻ kinh nghiệm; (10) Cải thiện môi trường làm việc.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

 

Áp dụng thành công TPM, Công ty Cổ phần Công nghệ Bắc Việt đã thực hiện các hội thảo tìm ra các lãng phí, tổn thất trong quá trình sản xuất và quyết định thực hiện các đề tài cải tiến thí điểm tập trung vào khu vực xưởng tạo khuôn. Để thực hiện cải tiến cho khu vực xưởng tạo khuôn, các thành viên của xưởng bao gồm nhân viên vận hành, quản đốc phân xưởng và các bộ phận hỗ trợ như QC, quản lý hệ thống và hành chính đều sắp xếp thời gian tham gia đầy đủ các buổi làm việc của nhóm để cùng nhau xác định các cơ hội cải tiến, phân tích và tìm giải pháp giải quyết các vấn đề còn tồn tại. Đại diện Ban lãnh đạo công ty đã hỗ trợ định hướng các mục tiêu và cùng với nhóm xác định chủ đề cải tiến trong thời gian tới: “Giảm thời gian chuẩn bị công cụ, dụng cụ phục vụ sản xuất tại máy S33, S56.”

Với đặc thù sản xuất khuôn là sản xuất đơn chiếc, nhiều sản phẩm không lặp lại trong quá trình làm việc nên thời gian chuẩn bị công cụ, dụng cụ chiếm tỷ lệ đáng kể trong tổng thời gian máy dừng. Nhóm đã đánh giá lại các dữ liệu sản xuất đã thu thập với 1000 lần chuẩn bị công cụ dụng cụ để cùng tìm hiểu các bước thực hiện cụ thể, tiến hành quay video phân tích thao tác và thảo luận tìm cơ hội cải tiến. Kết thúc hoạt động phân tích, nhóm đã thống nhất một số giải pháp như sau: Chuyển hoạt động chuẩn bị dao cụ khi máy dừng sang thực hiện khi máy đang gia công chi tiết trước; Thực hiện 5S bố trí, sắp xếp lại đồ gá, dụng cụ đo; Tạo thẻ công đoạn để quản lý và dễ dàng tìm kiếm các đồ dùng sử dụng chung.

Từ hoạt động trên nhóm dự kiến sẽ giảm thời gian chuẩn bị công cụ, dụng cụ cho máy S33, S56 từ 29-74 phút còn 16-33 phút và số bước thực hiện giảm từ 9 bước xuống 5 bước.

Trong thời gian tiếp theo, nhóm sẽ thực hiện thực tế các giải pháp đã thống nhất và theo dõi, đo lường hiệu quả cải tiến, so sánh với mục tiêu đã đề ra. Khi các kết quả thử nghiệm ổn định, nhóm kết hợp với bộ phận ISO của công ty điều chỉnh lại các tiêu chuẩn, hướng dẫn có liên quan và tiến hành đào tạo nội bộ các kết quả và giải pháp cải tiến cho toàn bộ nhân sự vận hành xưởng tạo khuôn.

Hay tại, Công ty Cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà (VPP Hồng Hà), Ban lãnh đạo Công ty đã quyết định tham gia chương trình hỗ trợ áp dụng TPM.

Các chuyên gia tư vấn TPM nhận định việc quản lý, sử dụng thiết bị của VPP Hồng Hà còn nhiều bất cập như: Máy móc hay hỏng hóc trong quá trình sử dụng; Người vận hành chỉ biết sử dụng máy mà chưa quan tâm đến việc chăm sóc máy; Không duy trì chế độ bảo dưỡng máy định kỳ mà chờ khi máy hỏng mới sửa; Chưa có các hoạt động cải tiến để nâng cao hiệu quả hoạt động của thiết bị; Năng lực của thợ vận hành chưa đồng đều dẫn đến khả năng phối hợp công việc chưa cao gây mất nhiều thời gian dừng máy khi cần thực hiện chuyển đổi sản phẩm hoặc khi cần xử lý sự cố.

Thực hiện TPM giúp doanh nghiệp tối ưu hoá hiệu suất hoạt động, loại bỏ sự cố, sai sót của máy móc thiết bị

Thực hiện TPM giúp doanh nghiệp tối ưu hoá hiệu suất hoạt động, loại bỏ sự cố, sai sót của máy móc thiết bị

Để giải quyết những tồn tại trên, tư vấn đã đề xuất với Ban lãnh đạo Công ty, trong thời gian đầu áp dụng TPM, VPP Hồng Hà nên tập trung vào 3 trụ cột của TPM là AM (Bảo trì tự quản) và PM (Bảo trì có kế hoạch), E&T (Giáo dục và Đào tạo). Phạm vi áp dụng thí điểm TPM của VPP Hồng Hà trong giai đoạn này là các máy in liên động và máy Z nằm trong khu vực xưởng Giấy – Vở.

Công ty đã thành lập Ban TPM gồm các thành viên đến từ Ban lãnh đạo Công ty, bộ phận kỹ thuật, bộ phận quản lý sản xuất, bộ phận vận hành và bộ phận cơ điện. Các thành viên trong Ban TPM đã được đào tạo nhận thức chung về TPM, các bước thực hiện AM, PM, E&T, cách xác định hiệu suất thiết bị toàn phần, phân tích tổn thất thiết bị. Sau 3 tháng triển khai TPM, Công ty đã thu được một số kết quả như: Người vận đã biết nhận diện các bất thường tại thiết bị, chủ động xử lý các bất thường trong khả năng và phạm vi cho phép; Thiết bị được vệ sinh, kiểm tra và bôi trơn thường xuyên theo một tiêu chuẩn thống nhất; Công ty đã xây dựng được lịch bảo trì thiết bị định kỳ, đặc biệt là làm rõ được tiêu chuẩn bảo trì. Đây là cơ sở để đảm bảo chất lượng bảo trì; Công ty đã xác định được chỉ số OEE của các thiết bị thí điểm TPM, làm rõ được các tổn thất thiết bị đang gặp phải để có hướng cải tiến ưu tiên; Công ty đã biết cách đánh giá được năng lực của người vận hành, từ đó đặt mục tiêu nâng cao năng lực của họ với kế hoạch cụ thể, hướng tới nâng cao OEE của thiết bị.

Theo VietQ.vn

Bình luận

Nổi bật

Nâng cao khả năng quản lý chất lượng vật liệu xây dựng

Nâng cao khả năng quản lý chất lượng vật liệu xây dựng

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:56

(CL&CS) - Nhằm nâng cao khả năng quản lý chất lượng vật liệu xây dựng (VLXD), ngày 01/11/2024 Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT-BXD như một giải pháp đảm bảo chất lượng công trình và nâng cao vị thế ngành trên thị trường quốc tế.

Tiêu chuẩn ISO 22000: Bảo vệ người tiêu dùng và xây dựng niềm tin trong chuỗi cung ứng thực phẩm

Tiêu chuẩn ISO 22000: Bảo vệ người tiêu dùng và xây dựng niềm tin trong chuỗi cung ứng thực phẩm

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 21:46

(CL&CS)- Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 không chỉ đảm bảo an toàn thực phẩm mà còn mang lại nhiều lợi ích khác như nâng cao uy tín, tuân thủ pháp luật và cải tiến quy trình quản lý.

Bắc Giang hướng dẫn triển khai quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng

Bắc Giang hướng dẫn triển khai quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:14

(CL&CS)- Sở Xây dựng tỉnh Bắc Giang vừa có công văn hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương, các tổ chức, cá nhân triển khai thực hiện các quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng.