TP. HCM trình phương án cụ thể để có 823.000 tỷ đầu tư 183km 6 tuyến metro
Để có tiền làm dự án đường sắt đô thị, TP. HCM kiến nghị một số phương án đặc thù để thu hút nguồn vốn.
Để triển khai kết luận 49 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông đường sắt, UBND TP. HCM vừa trình Bộ GTVT đề án phát triển đường sắt đô thị (metro). Trong đó, TP. HCM đề xuất một số cơ chế chính sách đặc thù để sớm hiện thực hoá 500km metro.
Cụ thể, đến năm 2035, TP. HCM sẽ xây dựng hoàn thành khoảng 183km metro gồm các tuyến số 1, 2, 3, 4, 5, 6. Đến năm 2045, thành phố xây dựng thêm tuyến số 7 với khoảng 168,36km đường sắt đô thị, nâng tổng chiều dài của tuyến đường lên khoảng hơn 351km. Đến năm 2060, xây dựng hoàn thành các tuyến số 8, 9, 10 và nâng tổng chiều dài đường sắt đô thị thành phố lên khoảng 510,02km.
Tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên dự kiến hoạt động vào tháng 7 này. Ảnh: Internet
Ước tính, từ nay đến năm 2035, TP. HCM cần hơn 823.000 tỷ đồng để hoàn thiện 183km đường sắt đô thị. Con số này không bao gồm tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) vì tuyến này đang thực hiện.
Để có tiền làm dự án metro, TP kiến nghị cho phép được giữ lại số tăng thu ngân sách Trung ương được hưởng từ các khoản thu phân chia giữa ngân sách Trung ương và ngân sách TP.
Cùng với cơ chế trên, TP sẽ “tự lực” với việc tạo nguồn bằng phát triển TOD. Cụ thể, TP sẽ bán đấu giá các khu đất do Nhà nước trực tiếp quản lý xung quanh các nhà ga. Hiện tuyến metro số 1, TP đang quản lý quỹ đất rộng gần 63ha dọc tuyến, dự kiến năm sau sẽ thực hiện đấu giá khi dự án vào vận hành.
Sở Giao thông Vận tải TP. HCM tham mưu UBND TP. HCM đề xuất Trung ương chấp thuận 28 cơ chế, chính sách đặc thù để có vốn đổ vào hệ thống metro trong tương lai. Một số cơ chế đặc biệt như sau:
TP đề xuất cơ chế cho phép nâng tỷ lệ điều tiết phần ngân sách địa phương được hưởng từ 21% lên mức 32%. Nếu được chấp thuận, tỷ lệ điều tiết ngân sách của TP. HCM là 32% cũng bằng với tỷ lệ điều tiết ngân sách của TP. Hà Nội.
TP đề xuất phát triển đô thị theo mô hình TOD (phát triển đô thị gắn kết với giao thông công cộng). Thành phố sẽ thu và sử dụng 100% nguồn thu đối với các khoản thu phát sinh từ khai thác quỹ đất vùng phụ cận ga metro và TOD khác để tái đầu tư hạ tầng kết nối. Nguồn thu từ đấu giá đất dự kiến 152.682 tỷ đồng, trừ chi phí giải phóng mặt bằng, thực thu 120.529 tỷ đồng.
TP sẽ huy động thêm nguồn vốn bằng việc phát hành trái phiếu. Dự kiến huy động vốn từ trái phiếu địa phương khoảng 10.000 tỷ đồng đến 30.000 tỷ đồng trong 1 năm cho giai đoạn 2027 đến 2034 để dành riêng cho phát triển đường sắt đô thị.
Bên cạnh các chính sách huy động vốn, TP. HCM cũng đề xuất một số cơ chế đặc thù để đẩy nhanh công tác chuẩn bị đầu tư dự án. Chẳng hạn, TP được xem xét quyết định áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với các gói thầu tư vấn của dự án đường sắt đô thị; chủ đầu tư được lựa chọn tư vấn trong nước liên danh với tư vấn quốc tế đối với các gói thầu dịch vụ tư vấn của dự án đường sắt đô thị…
Ngọc Trà
Bình luận
Nổi bật
Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00
(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...
Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04
(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%
sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 20:59
(CL&CS)- Chiều 12/11, với 424/426 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.