Tổng thư ký của VNBA nói về lợi nhuận khủng của ngân hàng

(CL&CS) - Sức khoẻ hệ thống ngân hàng mạnh là do quá trình tích luỹ. Và điều này tốt cho nền kinh tế.

Theo số liệu các ngân hàng công bố cho thấy, trong năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021, hoạt động của ngành Ngân hàng có bước khởi sắc, phần lớn các ngân hàng đạt kết quả kinh doanh theo Nghị quyết đại hội đồng cổ đông đề ra.

Đã có những ý kiến cho rằng trong bối cảnh cả nền kinh tế đang rất khó khăn nhưng, chênh lệch giữa lãi suất ngân hàng huy động vào với lãi suất ngân hàng cho vay ra khá lớn, hệ thống ngân hàng vẫn đạt lợi nhuận khủng. Và đó là điều phản cảm.

1

Nói về lợi nhuận ngân hàng, TS. Nguyễn Quốc Hùng - Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng (VNBA) cho rằng so những con số về lợi nhuận ngân hàng khi so với mặt bằng xã hội thì thấy đó là con số khá lớn nhưng nếu tính bình quân trên mặt bằng tổng tài sản, vốn điều lệ, các chỉ số tài chính như ROA, ROE… thì lợi nhuận ngân hàng vừa qua  không phải cao so với một số ngành, lĩnh vực khác.

“Lợi nhuận ngân hàng đến từ rất nhiều nguyên nhân và là kết quả kết tinh từ một quá trình nỗ lực lâu dài, trong đó có cả việc chịu sự dồn nén từ rất nhiều năm trước khi phải tích góp, thắt lưng buộc bụng để xử lý dự phòng rủi ro, đảm bảo đưa tỷ lệ nợ xấu xuống trong phạm vi cho phép và dành nhiều nguồn lực cho đầu tư công nghệ”, Tổng thư ký VNBA cho biết. 

“Lợi nhuận của ngân hàng cần phải được hiểu đúng, nhìn nhận khách quan, toàn diện ở các góc độ. Lợi nhuận của các tổ chức tín dụng cao là kết quả của cả một quá trình và được tổng hợp từ nhiều yếu tố”, Tổng thư ký của VNBA nói.

Yếu tố đầu tiên cơ chế chính sách của Nhà nước được ban hành kịp thời, trong đó có Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng từ năm 2017.

Bên cạnh đó, Chính phủ đã kịp thời chỉ đạo NHNN cùng toàn ngành ngân hàng đã nỗ lực, quyết liệt tái cơ cấu của tổ chức tín dụng. 

Một yếu tố nữa là hiệu quả trong điều hành kinh tế của Chính phủ đã giúp kinh tế tăng trưởng ổn định, những khoản nợ liên quan đến bất động sản, hoặc những bất động sản tồn đọng trước đây đều được xử lý nhanh và hiệu quả hơn.

Đây là một trong những điểm quan trọng giúp phá tan băng “cục máu đông nợ xấu”, tạo điều kiện luân chuyển vốn trong nền kinh tế, giúp tăng tỷ lệ thu nhập bất thường ở các tổ chức tín dụng trong thời gian qua. 

Các ngân hàng đã đẩy mạnh tiết giảm chi phí hoạt động, cải cách thủ tục và đã sớm đầu tư vào ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại với chi phí rất lớn. Đến nay các hoạt động này giúp khách hàng tiếp cận dễ dàng với dịch vụ, sản phẩm ngân hàng với nhiều tiện ích, giúp ngân hàng tiết giảm rất nhiều chi phí hoạt động…

Đặc biệt, phải kể tới sự hình thành ngân hàng số một trong những bước chuyển mạnh mẽ của ngành ngân hàng. Nhiều sản phẩm dịch vụ mới, tiện lợi, giao dịch không cần tiếp xúc trực tiếp được đưa ra.

Ngân hàng số và thanh toán điện tử mà lượng tiền mặt trong lưu thông chủ yếu luân chuyển giữa các tài khoản tại ngân hàng, giúp các TCTD gia tăng nguồn tiền gửi không kỳ hạn với lãi suất thấp, tiết giảm chi phí huy động vốn đầu vào.

 Và khác với trước kia, nguồn thu của ngân hàng chủ yếu là từ thu lãi vay, thì nay tỷ lệ thu từ dịch vụ tại các TCTD đều gia tăng. Các ngân hàng đều triển khai nhiều dịch vụ mới hiện đại, giúp tăng tỷ lệ thu từ dịch vụ. Có ngân hàng thu dịch vụ đóng góp tới 40% vào lợi nhuận.  

Bên cạnh đó, thu nhập của các ngân hàng còn gia tăng do đã tích cực mở rộng hoạt động dịch vụ như ngân hàng đại lý, bảo hiểm và nhiều hoạt động khác.

“Sức khoẻ hệ thống ngân hàng mạnh là do quá trình tích luỹ, điều này tốt cho nền kinh tế. Việc lợi nhuận ngân hàng cao cần phải được nhìn nhận như một dấu hiệu đáng mừng

Theo Tổng thư ký VNBA, nếu hiểu lợi nhuận ngân hàng tăng cao do chênh lệch lsãi suất cao là không chính xác.   

Thực tế cho thấy, chênh lệch lãi suất đầu vào với đầu ra có doãng ra trong năm 2021 nhưng độ doãng đó hợp lý và phù hợp với thực tế (chênh lệch này chưa tính toán đến chi phí hoạt động và chi phí rủi ro), chứ không phải do ngân hàng lợi dụng việc giảm lãi suất đầu vào mà tăng hoặc giữ nguyên lãi suất cho vay.

Thực tế, lợi nhuận ngân hàng cũng gắn chặt với sức khoẻ của DN. Lợi nhuận của hầu hết các ngân hàng hiện nay đang được tạm tính trên cả các khoản dự thu của khách hàng theo quy định hiện hành của pháp luật. Nếu khách hàng không trả được nợ thì ngân hàng phải thoái thu, lúc đó sẽ không được ghi nhận vào lợi nhuận nữa.

Tổng thư ký của Hiệp hội Ngân hàng VNBA dự báo ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 tới ngành Ngân hàng là rất lớn, đặc biệt là nguy cơ tiềm ẩn trong tương lai. Nợ xấu sẽ tăng lên do doanh nghiệp còn khó khăn.  

 Kể cả những đơn vị sản xuất kinh doanh có hiệu quả trước đây, dù có đơn hàng, có hợp đồng vẫn phải ngừng sản xuất kinh doanh, đóng cửa do công nhân bị nhiễm bệnh. Dự báo sẽ có nhiều doanh nghiệp sẽ không có tiền để trả nợ vay ngân hàng, trong khi ngân hàng phải tiếp tục trích lập dự phòng rủi ro theo Thông tư 03/2021 trong giai đoạn 3 năm. 

Như vậy, vì tác động của dịch bệnh, chắc chắn nợ xấu của ngân hàng sẽ phát sinh và gia tăng trong thời gian tới.

Tổng thư ký VNBA cho rằng cần có nhìn nhận khách quan về phái ngân hàng và khi đánh giá về nợ xấu. Thời gian qua, ngành Ngân hàng đã gồng mình lên để tái cơ cấu, đầu tư công nghệ, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cắt giảm chi phí để hỗ trợ nền kinh tế và doanh nghiệp nhưng tới đây, khi nợ xấu phát sinh và phải đảm bảo đưa tỷ lệ nợ xấu về theo đúng quy định thì ai sẽ hỗ trợ ngân hàng?... Đây là những vấn đề đang đặt ra đối với hoạt động ngân hàng.

 Tổng thư ký VNBA bày tỏ mong những chia sẻ, phân tích của ông sẽ giúp các cơ quan quản lý và xã hội hiểu rõ hơn, có cái nhìn đúng đắn, chính xác và khách quan về cái vẫn được gọi là “lợi nhuận khủng” ngành Ngân hàng.

Huy Linh

Bình luận

Nổi bật

HDBank cho vay thời hạn lên đến 50 năm với hạn mức lên đến 50 tỷ đồng

HDBank cho vay thời hạn lên đến 50 năm với hạn mức lên đến 50 tỷ đồng

sự kiện🞄Thứ tư, 15/05/2024, 21:39

(CL&CS) - Chương trình “Cho vay linh hoạt” của HDBank tiếp sức cho khách hàng đang có nhu cầu mua bất động sản, xây dựng, sửa nhà và tiêu dùng.

Tiếp tục đồng hành cùng VPIM 2024, ANTA sẽ đem đến bất ngờ nào?

Tiếp tục đồng hành cùng VPIM 2024, ANTA sẽ đem đến bất ngờ nào?

sự kiện🞄Thứ ba, 14/05/2024, 14:05

(CL&CS) - Đón nhận nhiều phản hồi tích cực từ các vận động viên ở mùa giải 2023, ANTA Sports Vietnam sẽ tiếp tục là nhà tài trợ Kim cương của giải chạy VPBank Hanoi International Marathon 2024 (VPIM 2024). Theo đó, ANTA sẽ tài trợ độc quyền toàn bộ hơn 15.000 áo đấu chuyên nghiệp.

Ngân hàng số phát triển “thần tốc” trong kỷ nguyên công nghệ

Ngân hàng số phát triển “thần tốc” trong kỷ nguyên công nghệ

sự kiện🞄Thứ ba, 14/05/2024, 09:11

(CL&CS) - Hơn bao giờ hết, làn sóng công nghệ đang tác động mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là hoạt động tài chính - ngân hàng, khi người dân ưu tiên phương thức thanh toán không tiền mặt.