Thứ tư, 24/08/2022, 16:26 PM

Tôm Việt Nam đươc ưa thích ở Nhật Bản

(CL&CS) - Theo VASEP, hiện nay tôm Việt Nam vẫn đang giữ vị trí dẫn đầu tại Nhật Bản, chiếm 26% tổng giá trị tôm của nước này. Indonesia và Thái Lan lần lượt đứng thứ hai và ba, chiếm thị phần 19% và 18%.

Tính đến nửa đầu tháng 7, giá trị xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản tăng trưởng khá tốt với giá trị đạt 873,3 triệu USD, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm trước.

Tính đến nửa đầu tháng 7, giá trị xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản tăng trưởng khá tốt với giá trị đạt 873,3 triệu USD, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm trước.

Theo số liệu mới cập nhật của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), tính đến nửa đầu tháng 7, giá trị xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản - thị trường lớn thứ ba (sau Mỹ và Trung Quốc) tăng trưởng khá tốt với giá trị đạt 873,3 triệu USD, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm trước.

4 nhóm hàng thủy sản xuất khẩu chính của nước ta sang thị trường này đều tăng trưởng hai con số so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, giá trị xuất khẩu tôm dẫn đầu ở mức 360,7 triệu USD, tăng13,2%; mực, bạch tuộc tăng 40,7%, đạt 81,8 triệu USD; cá ngừ tăng 30,4%, tương đương 20,2 triệu USD và cá tra tăng 62,6% lên 19,3 triệu USD.

VASEP cho biết, hiện Nhật Bản là thị trường xuất khẩu tôm sú lớn nhất của Việt Nam 7 tháng đầu năm nay. Đây cũng là mặt hàng thế mạnh của Việt Nam tại thị trường này. Hiện nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đang thiếu hụt lao động khi hàng trăm ngàn người mắc Covid-19 và những người tiếp xúc gần phải ở nhà để cách ly. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất tại các nhà máy và làm gián đoạn nguồn cung. Thu nhập thực tế giảm buộc người tiêu dùng Nhật Bản phải cắt giảm chi tiêu trong bối cảnh giá cả tăng cao. Tuy nhiên, 7 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm sang thị trường này vẫn tăng trưởng nhờ giá xuất khẩu cao và ổn định.

Nhập khẩu tôm của Nhật Bản vẫn chịu tác động của các yếu tố như dịch bệnh Covid-19, đồng Yên mất giá so với USD, lạm phát tăng cao khiến nhu cầu tiêu thụ hàng hóa giảm.

Theo VASEP, hiện nay tôm Việt Nam vẫn đang giữ vị trí dẫn đầu tại Nhật Bản, chiếm 26% tổng giá trị tôm của nước này. Indonesia và Thái Lan lần lượt đứng thứ hai và ba, chiếm thị phần 19% và 18%. Còn theo thống kê của Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC), giá tôm đông lạnh của Việt Nam tại thị trường Nhật Bản nửa đầu năm nay cao hơn giá nhập khẩu trung bình của nước này 1-2 USD/kg, dao động ở mức 11 - 12 USD/kg.

Minh Vân

Bình luận

Nổi bật

Tăng năng suất quản lý chất lượng nhờ áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001

Tăng năng suất quản lý chất lượng nhờ áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001

sự kiện🞄Thứ tư, 15/05/2024, 09:08

(CL&CS) - Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2015 là hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, được các tổ chức, doanh nghiệp trên khắp thế giới áp dụng hiệu quả để quản lý chất lượng hoạt động, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ,...

Lợi ích của Kaizen trong cải tiến chất lượng doanh nghiệp

Lợi ích của Kaizen trong cải tiến chất lượng doanh nghiệp

sự kiện🞄Thứ tư, 15/05/2024, 09:07

(CL&CS) - Kaizen hướng đến việc thay đổi và cải tiến không chỉ trong quy trình sản xuất, mà còn trong các quy trình quản lý, làm việc và phân phối. Bằng cách tạo ra môi trường đồng thuận và khuyến khích sự tham gia tích cực, Kaizen giúp tăng cường sự nhạy bén đối với các vấn đề, phát hiện và loại bỏ các lãng phí, cải thiện quá trình làm việc và nâng cao hiệu suất tổng thể của doanh nghiệp.

Năng suất xanh giúp doanh nghiệp phát triển bền vững

Năng suất xanh giúp doanh nghiệp phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ tư, 15/05/2024, 09:05

(CL&CS) - Việc áp dụng năng suất xanh sẽ đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp khi loại bỏ các lãng phí trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiết kiệm chi phí sản xuất và vận hành, tạo ra sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường, xây dựng doanh nghiệp có trách nhiệm với cộng đồng.