Tỉnh có thu nhập bình quân gấp 1,7 lần cả nước giải phóng mặt bằng làm sân bay đầu tiên
Để chuẩn bị cho quy hoạch sân bay, UBND huyện đang triển khai thực hiện công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng và tái định cư cho giai đoạn 1.
Mới đây, Thủ tướng chính phủ đã có quyết định phê duyệt quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050. Quy hoạch yêu cầu địa phương bố trí quỹ đất dự trữ để nghiên cứu xem xét đầu tư xây dựng cảng hàng không tại Dầu Tiếng.
Theo quy hoạch, xã Định An của huyện Dầu Tiếng dự kiến là nơi bố trí đất cho dự án này. Song đề xuất này mới chỉ là ý tưởng của tỉnh, chưa được thông qua.
Xã Định An nơi dự kiến xây sân bay Dầu Tiếng. Ảnh vệ tinh
Trước đây, tỉnh Bình Dương đã có chủ trương quy hoạch khu đất sân bay quốc phòng tại xã Định An, huyện Dầu Tiếng với diện tích khoảng 50ha. Tuy nhiên, vào năm 2023, tỉnh Bình Dương đã dự kiến bổ sung vào quy hoạch dự án sân bay lưỡng dụng với diện tích khoảng 200-500ha.
Xã Định An có diện tích 71,92km2. Sân bay sẽ được sử dụng để phục vụ các hoạt động của không quân Việt Nam, đảm bảo khả năng triển khai nhanh chóng lực lượng quân đội trong tình huống cần thiết. Bên cạnh đó, khi khai thác các chuyến bay thương mại sẽ giảm áp lực cho sân bay Tân Sơn Nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế khu vực Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước và các tỉnh lân cận.
Hiện tại, để chuẩn bị cho quy hoạch sân bay, UBND huyện Dầu Tiếng đang triển khai thực hiện công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng và tái định cư phục vụ quy hoạch trên địa bàn xã Định An giai đoạn 1 (giải phóng mặt bằng) với khoảng 50ha, bao gồm trên 44,3ha đất Công ty TNHH MTV cao su Dầu Tiếng và trên 5,1ha đất của các hộ dân.
Vị trí trung tâm 50ha đất huyện Dầu Tiếng đang lên phương án thu hồi. Ảnh: Đỗ Trường
Tỉnh Bình Dương cũng đang đầu tư xây dựng một số tuyến đường, như: đường tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng; Vành đai 3 TP. HCM đoạn qua Bình Dương; mở rộng Quốc lộ 13; đường cao tốc Vành đai 4; đường cao tốc TP. HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành (Bình Phước).
Về đường thuỷ, tỉnh đã đầu tư luồng đường ven sông Sài Gòn từ Thủ Dầu Một đến Thuận An kết nối với TP. HCM, đẩy nhanh sớm triển khai việc nâng độ tĩnh không cầu Bình Triệu để phát huy hiệu quả, lợi thế vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy trên sông Sài Gòn.
Còn hệ thống đường sắt, Bình Dương đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu phát triển hệ thống đường sắt hàng hóa từ Bàu Bàng về Cảng Cái Mép - Thị Vải (Bà Rịa-Vũng Tàu) và hệ thống đường sắt đô thị từ Suối Tiên về thành phố mới Bình Dương; đầu tư cảng An Tây (thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương)...
Về cơ sở hạ tầng, xã Định An hiện có khu du lịch sinh thái Đọt Champa, chưa có dự án chung cư, trung tâm thương mại nào. Ngoài ra, điểm tham quan Suối Trúc, địa điểm hành hương Núi Cậu, điểm tham quan hồ Dầu Tiếng đều nằm gần địa giới xã Định An.
Công tác giải phóng mặt bằng đang được triển khai. Ảnh: Ni Na
UBND tỉnh Bình Dương cũng vừa lập báo cáo “Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí rừng phòng hộ Núi Cậu gắn liền với hồ Dầu Tiếng” giai đoạn 2021-2030. Đây là đề án trọng điểm trong chiến lược quy hoạch phát triển nhóm ngành thương mại - dịch vụ chất lượng cao trên địa bàn tỉnh này. Theo đó, giai đoạn 2021-2030, Bình Dương sẽ quy hoạch quần thể di tích Núi Cậu có tổng diện tích khoảng 1.600ha, gồm 21 ngọn núi lớn nhỏ thành khu du lịch sinh thái gắn liền hồ Dầu Tiếng trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn với du khách.
Với hệ thống giao thông toàn diện đường sắt, đường bộ, đường hàng không, tỉnh có thu nhập bình quân đứng đầu cả nước hứa hẹn sẽ phát triển vượt bậc kinh tế - xã hội và đóng góp vào an ninh quốc phòng, tạo ra nhiều cơ hội mới cho sự phát triển kinh tế bền vững và toàn diện của khu vực.
Báo cáo kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2023 của Tổng cục Thống kê cho thấy Bình Dương là địa phương có thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước, đạt 8,29 triệu đồng/người/tháng. Con số này gấp 1,7 lần thu nhập bình quân đầu người của cả nước.
Khuê Vân
Bình luận
Nổi bật
Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00
(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...
Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04
(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%
sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 20:59
(CL&CS)- Chiều 12/11, với 424/426 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.