Thứ hai, 15/11/2021, 11:11 AM

“Tín dụng đen” núp bóng công nghệ cao

(CL&CS) - Với sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành, sự tham gia truyền, “tín dụng đen” sẽ được kiểm soát, người dân an tâm vượt qua đại dịch Covid-19, ổn định, khôi phục sản xuất kinh doanh.

Chỉ mặt “cơ hội” của “tín dụng đen”  

Sau hơn 2 năm quyết liệt thực hiện Chỉ thị số 12 ngày 25/4/2019 của Thủ tướng Chính Phủ về phòng chống tội phạm “tín dụng đen”, tình hình đã có những chuyển biến tích cực.

Tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật về “tín dụng đen” được kiềm chế nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều diễn biến phức tạp.

Đặc biệt, trong thời gian dịch bệnh Covid-19 bùng phát, tại một số địa phương liên tiếp xảy ra một số vụ án giết người, đe dọa giết người, cố ý gây thương tích, bắt giữ người trái pháp luật, hủy hoại tài sản, cướp, cướp giật… có nguyên nhân từ “tín dụng đen” đã gây bức xúc dư luận.

Dịch bệnh Covid-19 làm thiệt hại nặng nề và tác động trực tiếp đến thu nhập người lao động, nhất là nhóm người thu nhập thấp. Nhiều người lao động rơi vào cảnh khó khăn, mất việc làm và không có tiền chi tiêu hoặc thiếu tiền kinh doanh tăng cao nhưng chưa đáp ứng điều kiện vay vốn ngân hàng. Họ đã tìm đến các nguồn vay không chính thống.

Ngân hàng tăng cường khả năng tiếp cận vốn cho người dân, doanh nghiệp, đặc biệt là người dân thuộc nhóm dễ bị ảnh hưởng của “tín dụng đen”.

Ngân hàng tăng cường khả năng tiếp cận vốn cho người dân, doanh nghiệp, đặc biệt là người dân thuộc nhóm dễ bị ảnh hưởng của “tín dụng đen”.

Bà Hà Thu Giang, Phó Vụ trưởng, Vụ tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước cho biết, mặc dù ngành ngân hàng luôn chủ động thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng chính đáng của người dân, doanh nghiệp, nhưng quá trình cấp tín dụng vẫn gặp khó khăn do cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, tội phạm “tín dụng đen” vẫn có cơ hội phát triển.

Đơn cử như khách hàng thiếu năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh, các nhu cầu vay vốn tiêu dùng cấp bách thường khó chứng minh mục đích sử dụng vốn và khả năng trả nợ. Quá trình thẩm định cấp tín dụng khó khăn do nguồn thông tin không đầy đủ, độ chính xác không cao.

 Nguyên nhân nữa là một số khách hàng vẫn tìm đến “tín dụng đen” do thói quen tiêu dùng hoặc phục vụ nhu cầu không hợp pháp (cờ bạc, lô đề, ma túy,…).;

 “Ngành ngân hàng đã rất tích cực và nỗ lực đẩy mạnh kênh cung ứng tín dụng chính thức, quyết liệt vào cuộc góp phần không nhỏ cùng các cấp, các ngành ngăn chặn, đẩy lùi nạn “tín dụng đen”, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết.

Nhưng việc ngăn chặn “tín dụng đen” không dễ dàng khi thủ đoạn của các đối tượng ngày càng tinh vi và sử dụng công nghệ cao để tổ chức hoạt động “tín dụng đen”.

Mở mạnh tín dụng chính thức đẩy lùi “tín dụng đen”

“Các hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng liên quan đến hoạt động tín dụng đen ngày càng gia tăng phức tạp. Trong khi việc triển khai các giải pháp quản lý nhà nước trên không gian mạng còn hạn chế, nhất là trong việc định danh số tài khoản mạng xã hội, ngăn chặn các số thuê bao không chính chủ, kiểm soát các ứng dụng điện thoại (app), website có liên quan đến hoạt động cho vay nặng lãi,...”, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết.

Trung tá Đỗ Minh Phương - Phó Trưởng Phòng Trọng án, Cục Cảnh sát Hình sự (Bộ Công an) cho biết thêm: “Các đối tượng đã lợi dụng công nghệ, mạng xã hội... mời chào, dụ dỗ người kinh doanh nhỏ lẻ, người lao động thu nhập thấp, công nhân, thanh thiếu niên vay tiền”.

 “Tín dụng đen” đã xảy ra tại nhiều địa phương với thủ đoạn tinh vi, phức tạp bủa vây những người yếu thế. Đáng lo ngại hơn, với cách đòi nợ kiểu xã hội đen hiện nay, không ít người dân rơi vào cảnh khốn cùng, mất nhà cửa…

Để ngăn chặn và đẩy lùi tín dụng đen, thay mặt Cục Cảnh sát hình sự, Trung tá Đỗ Minh Phương đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai quyết liệt các nhiệm vụ trọng tâm đã được phân công trong Chỉ thị số 12 của Thủ tướng.

Đồng thời cần thường xuyên tổ chức tuyên truyền phòng ngừa tín dụng đen trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Đề nghị UBND các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và các bộ, ngành có liên quan kịp thời giải quyết các vấn đề về an sinh xã hội trong và sau thời gian dịch bệnh Covid-19.

Và kịp thời phối hợp với các tổ chức chính trị, xã hội nắm bắt khó khăn, vướng mắc trong tiếp cận nguồn vốn để có giải pháp tháo gỡ, góp phần hạn chế người dân có nhu cầu vay tiền chính đáng.

Về phía Ngân hàng Nhà nước, Phó Thống đốc Đào Minh Tú đề nghị Bộ Công An tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động điều tra, xử lý nghiêm các đối tượng tham gia đường dây, có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến “tín dụng đen”.

Đồng thời cho phép sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về công dân trong việc xác thực khách hàng để giúp các tổ chức tín dụng giảm chi phí, hạ lãi suất, tăng cường khả năng tiếp cận vốn ngân hàng cho người dân, doanh nghiệp, đặc biệt là người dân thuộc nhóm dễ bị ảnh hưởng của “tín dụng đen”.

Phía ngân hàng, sẽ tiếp tục mở rộng tín dụng và ưu tiên tập trung vốn cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, DNNVV. Đồng thời đẩy mạnh triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19, thiên tai, dịch bệnh hoặc khi người dân gặp khó khăn do các nguyên nhân chính đáng.

Đồng thời phát triển các sản phẩm tín dụng tiêu dùng thuận lợi, phù hợp với mọi tầng lớp nhân dân.

Phó Thống đốc Đào Minh Tú hy vọng rằng với các chính sách, sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành, sự tham gia truyền thông tích cực của các cơ quan báo đài, nạn “tín dụng đen” sẽ được kiểm soát và giảm thiểu đáng kể, và người dân an tâm vượt qua đại dịch Covid-19, ổn định, khôi phục sản xuất kinh doanh.

Hà Linh Lan

Bình luận

Nổi bật

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mua, bán hàng có giá trị lớn trên không gian mạng

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mua, bán hàng có giá trị lớn trên không gian mạng

sự kiện🞄Thứ năm, 25/04/2024, 09:18

(CL&CS) - Thời gian qua, trên địa bàn một số huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Thanh Hóa liên tiếp xảy ra nhiều vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức mua, bán hàng hóa có giá trị lớn trên không gian mạng, gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự, gây tâm lý hoang mang lo lắng trong nhân dân.

Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm trong hoạt động quảng cáo

Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm trong hoạt động quảng cáo

sự kiện🞄Thứ bảy, 20/04/2024, 10:21

(CL&CS) - Ngày 17/4/2024, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 55/QĐ-XPVPHC đối với Công ty TNHH Truyền thông WPP (Công ty WPP) do có nhiều sai phạm trong hoạt động quảng cáo.

Thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược của Công ty TNHH Đầu tư phát triển công nghệ dược phẩm Đông Á

Thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược của Công ty TNHH Đầu tư phát triển công nghệ dược phẩm Đông Á

sự kiện🞄Thứ sáu, 12/04/2024, 10:23

(CL&CS) - Vừa qua, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) ban hành Quyết định số 914/QĐ-BYT về việc thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược của Công ty TNHH Đầu tư phát triển công nghệ dược phẩm Đông Á.