Văn hóa và Đời sống
Thứ hai, 11/03/2024, 23:01 PM

Tìm thấy hang động người Việt cổ nằm trên dãy núi đá vôi cách chúng ta 2 vạn năm ở một tỉnh miền Trung

Những người dân địa phương còn nhặt được trong hang hai chiếc rìu đá - loại công cụ đặc trưng của con người thời kỳ đồ đá mới hậu kỳ.

Hang động người Việt cổ hiếm hoi

Hang Bua (tiếng Thái gọi là thẳm Bua) là một thắng cảnh đẹp của miền Tây Nghệ An, trên dãy núi đá vôi “Phà Én” thuộc bản Na Nhàng (Hồng tiến), xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, cách TP. Vinh 170km về phía Tây Bắc.

Hang Bua nhìn từ ngoài là một hòn núi lớn

Hang Bua nhìn từ ngoài là một hòn núi lớn

Thông tin trên Báo Công Lý cho biết, tạo hóa đã ban tặng cho con người một hang Bua kỳ vĩ. Bởi vậy, hang Bua từ ngàn xưa là nơi cư trú của người Việt cổ. Việc phát hiện di chỉ khảo cổ học Thẩm Ồm cách chúng ta trên 25 vạn năm và các dấu tích văn hóa ở hang Bua đã giúp các nhà nghiên cứu kết luận rằng đây là một trong những nơi phát hiện dấu vết của người Sa Piêng sớm nhất thế giới. Năm 1996, lễ hội hang Bua được khôi phục, năm 1998 di tích danh thắng hang Bua được Bộ Văn hóa thông tin xếp Hạng di tích danh thắng Quốc gia.

Theo đó, hang Bua là một thắng cảnh tự nhiên gắn với truyền thuyết lịch sử, phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa của của đồng bào dân tộc Thái xưa và là một trong những di tích khảo cổ ở Nghệ An chứa đựng dấu tích văn hóa của nhiều thời đại. Trong lớp trầm tích tìm thấy ở hai cửa hang trước và sau có hóa thạch các loài động vật giống như hóa thạch động vật đã được phát hiện ở Thẩm Ồm và các hang động khác trong vùng, đó là tê giác, hươu nai, lợn rừng,...

Hang Bua là một trong những di tích khảo cổ ở Nghệ An, chứa đựng dấu tích văn hóa của nhiều thời đại

Hang Bua là một trong những di tích khảo cổ ở Nghệ An, chứa đựng dấu tích văn hóa của nhiều thời đại

Hang Bua là nơi giao hòa, gặp gỡ của đất trời, là vẻ đẹp kỳ vĩ mà tạo hóa ban tặng cho con người.

Sở hữu vẻ đẹp như chốn “bồng lai tiên cảnh”

Đến hang Bua, du khách sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của phong cảnh sơn thủy hữu tình, núi sông, cỏ cây xanh ngát một màu. Cửa chính hang Bua quay mặt về hướng Nam, phía trước là thung lũng Chiềng Ngam rộng lớn, với những bản làng của người Thái sầm uất, yên vui. Đây cũng là nơi gặp nhau của 3 con sông: sông Quàng, sông Việt và sông Hạt để rồi hợp lưu thành sông Hiếu thơ mộng uốn mình chảy qua các huyện Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn đổ về sông Lam cùng xuôi ra biển Đông.

Bên ngoài hang Bua, phong cảnh sơn thủy hữu tình, núi sông cỏ cây xanh ngát một màu

Bên ngoài hang Bua, phong cảnh sơn thủy hữu tình, núi sông cỏ cây xanh ngát một màu

Khí hậu nơi đây mát mẻ, cây cối tốt tươi muôn sắc, nhiều loài muông thú tụ họp. Vào sâu trong hang, du khách sẽ được chiêm ngưỡng sự kiến tạo tuyệt vời của tạo hóa với những hình thù kỳ lạ như mô đá hình người và những dụng cụ sinh hoạt thời xưa của cư dân Thái.

Diện tích hang rộng, có thể chứa được hàng trăm người nhảy múa, hát hò

Diện tích hang rộng, có thể chứa được hàng trăm người nhảy múa, hát hò

Vào hang Bua, du khách đi theo hai cửa, cửa chính vào khoang lớn, cửa phụ vào khoang nhỏ. Ngoài cửa chính có tượng hình con ếch (gọi là mè cốp), vào cửa chính có khối đá khổng lồ như bức tường ngăn cách thế giới bên ngoài và bên trong huyền bí. 

Trong hang động nổi bật với những hình thù giống như đang mô phỏng cuộc sống, sinh hoạt của người xa xưa…Ngoài ra, từ mặt đất nhìn lên khoảng 17m, du khách sẽ được chiêm ngưỡng “Choong Nang” gọi là giường tiên, ở tầng 2 của khoang lớn được tạo bởi một phiến đá to, mặt phẳng như giường nằm rộng 3m - 4m rất đẹp mắt. Trong khoang nhỏ có nghê chầu, rùa đá, áng nặm (chậu nước).

Trải qua quãng thời gian dài, hang Bua dần tạo nên vẻ đẹp hùng vĩ hiếm có

Trải qua quãng thời gian dài, hang Bua dần tạo nên vẻ đẹp hùng vĩ hiếm có

Trong hang có những hình thù giống mô phỏng cuộc sống, sinh hoạt của người xa xưa

Trong hang có những hình thù giống mô phỏng cuộc sống, sinh hoạt của người xa xưa

Đặc biệt, những người dân địa phương còn nhặt được trong hang hai chiếc rìu đá - loại công cụ đặc trưng của con người thời kỳ đồ đá mới hậu kỳ. Trong hang còn lưu giữ nhiều hình khối kỳ thú, tượng trưng những huyền thoại đặc sắc như Thần Núi (Phí - Nu - Phá - Hủng) và thần nước (Phí - Nặm - Huồi - Hạ) giao tranh. 

Vào dịp lễ hội nơi đây trở nên nhộn nhịp, thu hút rất đông du khách thập phương về tham quan, trải nghiệm những nét văn hóa đặc sắc lâu đời và chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền bí, linh thiêng của hang Bua. 

Thanh Thanh

Bình luận

Nổi bật

Trọn bộ trải nghiệm độc lạ chỉ có tại 8WONDER Winter Festival

Trọn bộ trải nghiệm độc lạ chỉ có tại 8WONDER Winter Festival

sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 16:22

(CL&CS) - Trượt tuyết, ngắm tuyết rơi hay tham gia bữa tiệc độc lạ giữa không gian băng giá hoặc đón Giáng sinh bật tung sảng khoái đậm màu sắc nhiệt đới… là những trải nghiệm “độc nhất vô nhị” sẽ có mặt 8WONDER Winter Festival phiên bản Cityfest đang khiến dân tình sôi sục, háo hức chờ đợi.

Đà Nẵng lần đầu tiên tổ chức Lễ hội Giáng sinh - Chào năm mới 2025

Đà Nẵng lần đầu tiên tổ chức Lễ hội Giáng sinh - Chào năm mới 2025

sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 15:31

(CL&CS) - Lễ hội Giáng sinh - Chào năm mới Đà Nẵng 2025 lần đầu tiên tổ chức kéo dài trong 20 ngày, với chuỗi các hoạt động văn hóa, du lịch, vui chơi, giải trí độc đáo, mới lạ…

Phú Thọ: Công bố Di sản phi vật thể quốc gia Nghề dệt thổ cẩm người Mường huyện Tân Sơn

Phú Thọ: Công bố Di sản phi vật thể quốc gia Nghề dệt thổ cẩm người Mường huyện Tân Sơn

sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 10:29

(CL&CS) - Ngày 18/11, UBND huyện Tân Sơn (tỉnh Phú Thọ) đã tổ chức lễ công bố và trao Quyết định đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghề thủ công truyền thống - nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Mường xã Kim Thượng, xã Xuân Đài”, công nhận các điểm du lịch tại xã Xuân Sơn và khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao huyện năm 2024.