Tiêu chuẩn TCVN 11041-9:2023 đối với sản phẩm mật ong hữu cơ
(CL&CS) - Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với việc nuôi ong theo phương thức hữu cơ; khai thác sơ chế, chế biến, bảo quản mật ong hữu cơ; đồng thời cũng có thể áp dụng đối với việc khai thác, sơ chế, chế biến, bảo quản các sản phẩm phấn hoa, keo ong, sữa ong chúa, sáp ong và nọc ong hữu cơ.

Mật ong hữu cơ là sản phẩm mật ong khai thác từ ong được nuôi theo phương thức hữu cơ. Ảnh minh họa.
Mật ong hữu cơ là sản phẩm mật ong khai thác từ ong nuôi theo phương thức hữu cơ ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng. Việc đảm bảo tiêu chuẩn đối với sản phẩm mật ong hữu cơ góp phần xây dựng thương hiệu của tổ chức, doanh nghiệp, đồng thời tạo dựng niềm tin cho người tiêu dùng.
TCVN 11041-9:2023 về Nông nghiệp hữu cơ - Phần 9: Mật ong hữu cơ do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F14 Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Tiêu chuẩn quy định các yêu cầu đối với việc nuôi ong theo phương thức hữu cơ; khai thác sơ chế, chế biến, bảo quản mật ong hữu cơ; đồng thời cũng có thể áp dụng đối với việc khai thác, sơ chế, chế biến, bảo quản các sản phẩm phấn hoa, keo ong, sữa ong chúa, sáp ong và nọc ong hữu cơ. TCVN 11041-9:2023 được áp dụng đồng thời với TCVN 11041-1 về Yêu cầu chung đối với sản xuất, chế biến, ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ và TCVN 11041-3 về Chăn nuôi hữu cơ.
Về nguyên tắc, hoạt động nuôi ong, khai thác, sơ chế, chế biến, bảo quản mật ong hữu cơ tuân thủ nguyên tắc chung theo Điều 4 của TCVN 11041-1, cụ thể như sau: Vùng lấy mật của ong thợ phải đủ rộng để cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng thích hợp và để ong tiếp cận được với nguồn nước; Các nguồn mật hoa, mật lá và phấn hoa tự nhiên chủ yếu từ cây trồng hữu cơ và/hoặc từ thảm thực vật hoang dại;
Đảm bảo sức khỏe của ong trên cơ sở phòng bệnh bằng cách chọn giống thích hợp, duy trì môi trường thuận lợi, chế độ ăn cân đối và thực hành nuôi ong đúng kỹ thuật; Các dụng cụ nuôi ong được làm chủ yếu từ vật liệu tự nhiên, không có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường hoặc gây ô nhiễm các sản phẩm ong.
Cơ sở không được chuyển đổi qua lại các đàn ong và thùng ong giữa các hệ thống quản lý theo phương pháp hữu cơ và không hữu cơ. Trong trường hợp phải thay đàn, đàn ong thay thế phải là đàn sinh ra tại chính cơ sở hoặc là đàn có nguồn gốc từ cơ sở nuôi ong hữu cơ khác.
Ngoài ra, cơ sở phải lập kế hoạch sản xuất hữu cơ chi tiết trong đó mô tả nguồn gốc ong; phương thức sản xuất; chế độ ăn của ong; kiểm soát bệnh hại và sinh vật gây hại; về ong giống và các vấn đề liên quan khác về quản lý đàn ong. Nếu vùng cây nguồn mật là vùng cây trồng thì kế hoạch sản xuất hữu cơ phải mô tả chi tiết về thực hành quản lý cây trồng.
Theo VietQ.vn
Bình luận
Nổi bật
Khánh Hòa: Ban hành bộ tiêu chuẩn du lịch xanh thúc đẩy ngành du lịch bền vững
sự kiện🞄Thứ sáu, 11/04/2025, 10:08
(CL&CS) - Tỉnh Khánh Hòa đang nhanh chóng hoàn thiện bộ Tiêu chuẩn du lịch xanh, nhằm hiện thực hóa các mục tiêu trong phát triển kinh tế - xã hội bền vững đặc biệt trong lĩnh vực du lịch.
6 nội dung doanh nghiệp cần lưu ý khi áp dụng ISO 31000:2018
sự kiện🞄Thứ năm, 10/04/2025, 18:05
(CL&CS) - Việc áp dụng ISO 31000:2018 giúp doanh nghiệp tăng khả năng đạt được các mục tiêu, cải thiện việc xác định cơ hội, mối đe dọa và phân bổ, sử dụng hiệu quả các nguồn lực để quản lý, xử lý rủi ro.
TCVN 14223-4:2024 về yêu cầu an toàn của bàn lật kính để tránh rủi ro khi sử dụng
sự kiện🞄Thứ tư, 09/04/2025, 20:34
(CL&CS) - Bàn lật kính là thiết bị không thể thiếu trong quá trình lắp đặt, cắt kính...nhưng để đảm bảo an toàn theo yêu cầu thì khi thiết kế, lắp đặt bàn lật kính nên tuân theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14223-4:2024.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.