Thứ tư, 12/06/2024, 13:30 PM

Tiêu chuẩn của người làm công tác pháp chế có hiệu lực từ ngày 2/7/2024

(CL&CS) - Nghị định số 56/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn của người làm công tác pháp chế phải là công chức từ ngạch chuyên viên và tương đương, có trình độ cử nhân luật trở lên.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 56/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 2/7/2024.

Theo đó tiêu chuẩn của người làm công tác pháp chế từ ngày 2/7/2024 được quy định như sau: Công chức pháp chế quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 55/2011/NĐ-CP phải là công chức từ ngạch chuyên viên và tương đương, có trình độ cử nhân luật trở lên.

Viên chức pháp chế quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 55/2011/NĐ-CP là viên chức có chức danh nghề nghiệp, có trình độ cử nhân luật trở lên. Người đứng đầu tổ chức pháp chế phải có trình độ cử nhân luật trở lên và có ít nhất năm năm trực tiếp làm công tác pháp luật.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ vào tiêu chuẩn của công chức, viên chức pháp chế quy định hướng dẫn cụ thể về tiêu chuẩn đối với cán bộ pháp chế trong quân đội nhân dân và công an nhân dân.

2

Tiêu chuẩn của người làm công tác pháp chế phải là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt. Ảnh minh họa

Đáng chú ý, Nghị định đã sửa đổi, bổ sung quy định về pháp chế viên và tiêu chuẩn người đứng đầu tổ chức pháp chế. Theo đó, pháp chế viên là công chức pháp chế, được bổ nhiệm vào ngạch pháp chế viên để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế theo quy định của pháp luật. Ngạch pháp chế viên bao gồm pháp chế viên, pháp chế viên chính, pháp chế viên cao cấp với tiêu chuẩn cụ thể:

Tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch pháp chế viên: Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan; có trình độ cử nhân luật trở lên; có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ pháp chế và chứng chỉ khác theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; có ít nhất 02 (hai) năm được tính cộng dồn thực hiện một trong các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Chương II của Nghị định này, không kể thời gian tập sự;

Tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch pháp chế viên chính: Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan; có trình độ cử nhân luật trở lên; có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ pháp chế và chứng chỉ khác theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; có thời gian giữ ngạch pháp chế viên hoặc tương đương tối thiểu là 09 (chín) năm; trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch hoặc được xét nâng ngạch từ pháp chế viên lên pháp chế viên chính hoặc được xét chuyển ngạch theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

Tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch pháp chế viên cao cấp: Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan; có trình độ cử nhân luật trở lên; có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ pháp chế và chứng chỉ khác theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; có thời gian giữ ngạch pháp chế viên chính hoặc tương đương tối thiểu là 06 (sáu) năm; trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch hoặc được xét nâng ngạch từ pháp chế viên chính lên pháp chế viên cao cấp hoặc được xét chuyển ngạch theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

Đối với người đứng đầu tổ chức pháp chế, Nghị định cũng quy định cụ thể về tiêu chuẩn như phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; các tiêu chuẩn của pháp chế viên...

Ngoài ra, Nghị định cũng sửa đổi, bổ sung một số nội dung về tổ chức bộ máy pháp chế cho phù hợp với thực tiễn, trong đó có tổ chức pháp chế ở các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý, sử dụng công chức thực hiện công tác pháp chế có trách nhiệm rà soát, xét chuyển ngạch cho công chức thực hiện công tác pháp chế sang ngạch pháp chế viên tương ứng theo quy định của pháp luật về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.

Khi thực hiện việc chuyển ngạch, công chức thực hiện công tác pháp chế đã được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương, có trình độ cử nhân luật trở lên và có ít nhất 02 năm được tính cộng dồn làm công tác pháp chế không kể thời gian tập sự được xét chuyển sang ngạch pháp chế viên; công chức thực hiện công tác pháp chế đã được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp hoặc tương đương và có trình độ cử nhân luật trở lên được xét chuyển sang ngạch pháp chế viên chính, pháp chế viên cao cấp.

Theo VietQ.vn

Bình luận

Nổi bật

Phổ biến các tiêu chuẩn quốc gia về hệ thống quản lý năng lượng

Phổ biến các tiêu chuẩn quốc gia về hệ thống quản lý năng lượng

sự kiện🞄Thứ tư, 19/06/2024, 14:43

(CL&CS) - Mới đây, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững – Bộ Công Thương phối hợp với Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam (Viện TCCCL) tổ chức Hội nghị phổ biến các tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về hệ thống quản lý năng lượng.

TCVN 13641:2023 hướng dẫn đánh giá và nhận diện mỹ phẩm có rủi ro thấp về mặt vi sinh

TCVN 13641:2023 hướng dẫn đánh giá và nhận diện mỹ phẩm có rủi ro thấp về mặt vi sinh

sự kiện🞄Thứ tư, 19/06/2024, 08:37

(CL&CS) - Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13641:2023- ISO 29621:2017 về mỹ phẩm- vi sinh vật- hướng dẫn đánh giá rủi ro và nhận diện các sản phẩm có rủi ro thấp về mặt vi sinh.

Loạt tiêu chuẩn về chất làm mát động cơ

Loạt tiêu chuẩn về chất làm mát động cơ

sự kiện🞄Thứ ba, 18/06/2024, 15:37

(CL&CS) - Một bộ tiêu chuẩn vừa được đề xuất sẽ giải quyết các chất làm mát gốc glycol và chất làm mát không chứa nước.