Tiếp tục rà soát các quy định nhằm bảo đảm kiểm soát chặt chẽ sản phẩm, hàng hóa
(CL&CS) - Ngày 25/3, tại Nhà Quốc hội, các đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tiến hành thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật đã được Quốc hội thảo luận tại tổ và tại hội trường trong Kỳ họp thứ 8. Ngay sau kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo cơ quan thẩm tra, cơ quan soạn thảo và các cơ quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật; Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các cơ quan hữu quan, các chuyên gia nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật cùng với các tài liệu hồ sơ kèm theo.
Tại phiên họp thứ 41, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật; trên cơ sở thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan đã phối hợp tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, hoàn thiện hồ sơ gửi xin ý kiến Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và 63 Đoàn đại biểu Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Công nghiệp và Thương mại Việt Nam, tiếp tục chỉnh lí dự thảo luật theo ý kiến góp ý, hoàn thiện hồ sơ để đưa ra thảo luận tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách.

Đại biểu Nguyễn Minh Tâm, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình phát biểu
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Tâm (Quảng Bình) cho rằng, Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật được ban hành từ năm 2006, qua gần 20 năm thi hành đã bộc lộ một số bất cập, hạn chế. Đặc biệt, trong các nhiệm kỳ gần đây, do thực tiễn có nhiều thay đổi, Quốc hội đẩy mạnh công tác xây dựng luật, tập trung sửa đổi, bổ sung nhiều luật nhằm đáp ứng các yêu cầu, trong đó nhiều luật cũng có quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn.
Đại biểu Nguyễn Minh Tâm cũng thấy rằng, dự thảo Luật lần này chỉ tập trung sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan đến những điểm đổi mới về lĩnh vực tiêu chuẩn, quy chuẩn nhằm đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn hội nhập quốc tế, đặc biệt là khi Việt Nam tham gia rất nhiều Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; đề nghị, các cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát các nội dung của dự thảo Luật để đảm bảo tính thống nhất, tính đồng bộ của hệ thống pháp luật.
Tại điểm a, khoản 13, Điều 1 dự thảo Luật quy định sửa đổi các điểm d, đ, e, khoản 1, Điều 17 Luật hiện hành, trong đó quy định: Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia theo quy định tại Điều 18 của luật này. Thời hạn thẩm định không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Phát biểu tại phiên thảo luận, đại biểu Lê Thị Thanh Lam, Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang cho biết, dự thảo Luật có nêu: "Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia theo quy định tại Điều 18 của luật này. Thời hạn thẩm định không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ". Tuy nhiên, việc quy định thủ tục hành chính trong dự thảo luật như vậy là chưa phù hợp với thực tế và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội hiện nay.
Đại biểu đề nghị đối với quy định này, về trình tự, thủ tục, nên giao Chính phủ quy định chi tiết tại nghị định hoặc thông tư hướng dẫn của Bộ sau khi luật được thông qua, để đảm bảo tính khả thi cao hơn. Đồng thời, cần nghiên cứu giảm thời hạn thẩm định, nhằm rút gọn trình tự, thủ tục và thời gian, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sớm đưa hàng hóa ra thị trường.

Đại biểu Lê Hữu Trí, Đoàn ĐBQH tỉnh Khánh Hòa phát biểu
Đại biểu Quốc hội Lê Hữu Trí (Khánh Hòa) đề nghị bổ sung cụm từ "hoặc đăng ký theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng" vào khoản 30 Điều 1 dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung điểm a, khoản 1, Điều 48 thành “kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận sự phù hợp được chỉ định hoặc đăng ký theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng”. Đại biểu cho rằng, việc mở rộng đối tượng được chứng nhận sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật sẽ tạo thuận lợi hơn cho các tổ chức hoạt động đánh giá sự phù hợp.
Bên cạnh đó, đại biểu Lê Hữu Trí cũng nêu thực tế, hiện nay có rất nhiều sản phẩm đặc trưng, có giá trị của địa phương nhưng chưa có tiêu chuẩn cụ thể. Các sản phẩm, hàng hóa của nhóm 2 chưa có quy chuẩn tại Việt Nam, dẫn đến công tác quản lý chất lượng theo văn bản quy phạm pháp luật gặp rất nhiều khó khăn.
Phát biểu tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng cảm ơn các ý kiến tâm huyết của các đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách. Nhấn mạnh đây là các ý kiến rất xác đáng, Bộ trưởng cho biết cơ quan chủ trì soạn thảo sẽ nghiên cứu kỹ và tiếp thu tối đa để hoàn thiện dự thảo luật.
Kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan cho biết, các đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách bày tỏ sự đồng thuận cao với nội dung tiếp thu và chỉnh lý, đồng thời tích cực đóng góp ý kiến sâu sắc vào các chính sách và điều khoản cụ thể của dự thảo luật.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ phối hợp với Chính phủ chỉ đạo cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan có liên quan nghiêm túc tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, hoàn chỉnh dự thảo Luật trình Quốc hội thảo luận, xem xét thông qua Kỳ họp thứ 9 sắp tới.
Cát Tường
- ▪Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp trong tổ chức thi hành pháp luật
- ▪Hà Giang: Nâng cao kiến thức pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn mới có liên quan đến công tác PCCC
- ▪Nâng cao kiến thức pháp luật cho người tiêu dùng tỉnh Điện Biên
- ▪Giải bài toán nguồn cung bất động sản: Phải 2-3 năm nữa mới có hàng mới ra thị trường, Luật mới có hiệu lực nhưng chưa tới?
Bình luận
Nổi bật
Đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp với tiêu chuẩn ISO 45001
sự kiện🞄Thứ bảy, 26/04/2025, 10:47
(CL&CS) - Từ khi ra đời cho đến nay ISO 45001 đã tạo ra bước đột phá mang tính bước ngoặt. Lần đầu tiên trên phạm vi quốc tế, các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô đều có thể sử dụng một khung chuẩn duy nhất nhằm đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tốt hơn, mạnh mẽ hơn.
TCVN 14290-5:2024 cải tạo rừng tự nhiên trên cạn để hạn chế xói mòn, lũ lụt
sự kiện🞄Thứ sáu, 25/04/2025, 15:28
(CL&CS) - Việc cải tạo rừng tự nhiên trên cạn mang ý nghĩa quan trọng giúp chống xói mòn đất, lũ lụt...nhưng nên tuân theo hướng dẫn tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14290-5:2024.
TCVN 14163: 2024 về phân loại thiết bị khai thác thủy sản
sự kiện🞄Thứ năm, 24/04/2025, 13:20
(CL&CS) - Đánh bắt thủy sản là một nghề mang lại nhiều giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên để việc khai thác đạt hiệu quả, phù hợp với từng loại hải sản khác nhau thì việc phân loại các thiết bị khai thác nên tuân theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14163: 2024.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.