Hà Nội dẫn đầu xếp hạng Chỉ số thương mại điện tử 2025
(CL&CS) - Vừa qua, trong khuôn khổ Diễn đàn toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam với chủ đề “Chiến thắng trong kỷ nguyên AI”, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) công bố Báo cáo Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2025 (EBI 2025).
Báo cáo EBI 2025 được xây dựng trên cơ sở khảo sát hàng nghìn doanh nghiệp trên cả nước.
Theo VECOM, chỉ số EBI được xây dựng trên 3 nhóm tiêu chí, bao gồm hạ tầng và nguồn nhân lực, giao dịch giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C) và giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B). Việc nâng cao thứ hạng của mỗi địa phương phụ thuộc vào sự cải thiện 3 nhóm tiêu chí và các tiêu chí thành phần.

Đặc biệt, năm nay lần đầu tiên VECOM thông tin về dịch vụ bưu chính chuyển phát cho thương mại điện tử, phân theo từng địa phương, đã được sử dụng trong tính toán chỉ số thương mại điện tử bán lẻ (B2C). Hà Nội dẫn đầu xếp hạng Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2025 với 74,7 điểm. Đứng thứ hai là thành phố Hồ Chí Minh với 73,5 điểm; thứ ba là Đà Nẵng với 28,1 điểm và cũng có khoảng cách rất xa so với Hà Nội lên tới 46,6 điểm.
Điểm trung bình của chỉ số năm nay là 9,3 điểm, do đó khoảng cách về thương mại điện tử giữa hai trung tâm kinh tế Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh, thành phố còn lại là rất lớn và có sự phân hóa mạnh. Nếu như chỉ số về giao dịch B2C của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đạt từ 62,9 điểm trở lên, thì 61 địa phương còn lại có số điểm cao nhất chỉ đạt 4,5 điểm (tỉnh Bắc Ninh).
Ở chỉ số hạ tầng và nguồn nhân lực, 3 địa phương trong tốp đầu gồm Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng có số điểm thấp nhất là 76,9 thì 60 địa phương còn lại có số điểm cao nhất là 36 (thành phố Hải Phòng). Tương tự, ở chỉ số về giao dịch B2B, 3 địa phương tốp đầu là thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng có số điểm từ 62,6 trở lên, 60 địa phương còn lại có số điểm cao nhất là 42,2 (tỉnh Bình Dương).
Theo VECOM, có những giải pháp dẫn tới tăng điểm tiêu chí thành phần tương đối nhanh, bao gồm nâng cao nhận thức về tên miền, tổ chức các hoạt động để nhiều hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp vừa và nhỏ bán hàng trên các sàn thương mại điện tử, nâng cao chất lượng của dịch vụ bưu chính chuyển phát nhanh tại địa phương… Sở công thương là cơ quan nòng cốt triển khai các giải pháp này. Để nâng cao một số tiêu chí thành phần, như doanh nghiệp hay thu nhập, đòi hỏi các giải pháp nhất quán, đồng bộ trong nhiều năm, từ cấp tỉnh tới nhiều cơ quan quản lý nhà nước về thương mại, đầu tư, doanh nghiệp, khoa học và công nghệ, bưu chính, giao thông - vận tải…
Cát Tường
Bình luận
Nổi bật
Hà Nội dẫn đầu xếp hạng Chỉ số thương mại điện tử 2025
sự kiện🞄Thứ bảy, 26/04/2025, 10:46
(CL&CS) - Vừa qua, trong khuôn khổ Diễn đàn toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam với chủ đề “Chiến thắng trong kỷ nguyên AI”, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) công bố Báo cáo Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2025 (EBI 2025).
Cảm nhận nhịp điệu của Sở hữu trí tuệ
sự kiện🞄Thứ sáu, 25/04/2025, 15:28
(CL&CS) - Ngày 25/4, Bộ KH&CN phối hợp với UBND TP. Hà Nội đồng tổ chức Lễ hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ Thế giới (26/4 - IP Day) năm 2025 với chủ đề "Sở hữu trí tuệ và âm nhạc - Cảm nhận nhịp điệu của Sở hữu trí tuệ".
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất nông nghiệp: Đòn bẩy cho nông nghiệp xanh, bền vững
sự kiện🞄Thứ năm, 24/04/2025, 13:19
(CL&CS) - Trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng có nhiều ứng dụng vào nông nghiệp, từ phân tích đất, dự báo thời tiết đến robot thu hoạch, hứa hẹn nâng cao năng suất, tiết kiệm tài nguyên và thúc đẩy chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.