Tìm giải pháp củng cố và phát triển thị trường trong nước

(CL&CS)- Các chuyên gia cho rằng, đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ doanh nghiệp, phát triển hạ tầng thương mại và thúc đẩy chuyển đổi số là những giải pháp then chốt để tăng sức cạnh tranh và đảm bảo tăng trưởng bền vững cho nền kinh tế.

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đối mặt với nhiều biến động, đặc biệt là cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, việc củng cố và phát triển thị trường trong nước trở thành nhiệm vụ cấp thiết đối với Việt Nam. Sáng ngày 25/4/2025, tại Hà Nội,Tạp chí Nhà đầu tưtổ chức tọa đàm "Giải pháp củng cố và phát triển thị trường trong nước", nhằm thảo luận các giải pháp nâng cao sức chống chịu của nền kinh tế nội địa, hỗ trợ doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Theo ông Phạm Đức Sơn, Tổng biên tập Tạp chí Nhà đầu tư, nền kinh tế toàn cầu đang trải qua những biến động lớn, đặc biệt là cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Ngày 9/4, Chính quyền Tổng thống Mỹ tuyên bố áp thuế đối ứng với hàng hóa nhập khẩu từ 86 quốc gia, trong đó hàng hóa từ Việt Nam chịu mức thuế lên tới 46%. Mặc dù chính sách thuế đối ứng sau đó đã được tạm hoãn 90 ngày, nhưng những diễn biến này đe dọa đến sự ổn định của nền kinh tế Việt Nam và đặt ra vấn đề cấp bách về việc củng cố thị trường trong nước.

giai-phap-phat-trien-thi-truong-trong-nuoc-nang-suc-chong-chiu-kinh-te-20250425101049

Ông Phạm Đức Sơn - Tổng Biên tập Tạp chí Nhà đầu tư phát biểu khai mạc tọa đàm.

Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước đã có những phản ứng chính sách chủ động, kịp thời và hiệu quả. Nghị quyết 77 ngày 10/4/2025 của Chính phủ kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên; trong đó, đề ra loạt nhiệm vụ kích cầu tiêu dùng, khai thác tối đa thị trường trong nước; tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công, lấy đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt và thu hút sử dụng hiệu quả nguồn lực xã hội; giảm mặt bằng lãi suất cho vay, tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay với chi phí hợp lý, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Chia sẻ tại buổi tọa đàm, ông Bùi Nguyễn Anh Tuấn- Phó Cục Trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, Bộ Công thương cho biết: Trong năm 2025, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP đạt 8%, xác định 3 nguồn động lực đóng góp chủ yếu là: tiêu dùng nội địa, xuất khẩu và đầu tư công. Trong đó, tiêu dùng nội địa sẽ chiếm khoảng 60 - 65%.

Để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025, tổng mức tăng bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng phải tăng 12% - đây là con số rất thách thức. Thực tế, trong 10 năm trở lại đây, chưa năm nào con số này vượt mức 9%, chưa kể có giai đoạn tăng rất thấp do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

tuan

Ông Bùi Nguyễn Anh Tuấn- Phó Cục Trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, Bộ Công thương

“Tổng mức tăng bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2024 là 9%, để đạt mục tiêu tăng 12% trong năm 2025, tức mỗi người dân và doanh nghiệp phải chi tiêu gấp rưỡi so với năm ngoái” - ông Tuấn nói.

Hiện nay, Bộ Công thương cũng đang đưa ra một số giải pháp để kích cầu tiêu dùng nội địa. Theo đó, sẽ tăng cường các hoạt động truyền thông để khuyến khích người dân sử dụng sản phẩm và dịch vụ trong nước, nhấn mạnh chất lượng và giá trị của hàng hóa nội địa. Các chiến dịch sẽ được triển khai trên nhiều nền tảng, từ truyền hình, báo chí đến mạng xã hội, nhằm nâng cao nhận thức và niềm tin của người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, sẽ triển khai chương trình xúc tiến thương mại, tổ chức các sự kiện mua sắm quy mô lớn, kết hợp trực tuyến và trực tiếp, với sự tham gia của các doanh nghiệp bán lẻ, sàn thương mại điện tử và ngành dịch vụ. Các chương trình khuyến mãi và ưu đãi sẽ được thiết kế để kích thích sức mua, đặc biệt trong các giai đoạn tiêu dùng thấp điểm.

Cùng với đó là giải pháp thúc đẩy du lịch nội địa. Phối hợp với ngành Du lịch để triển khai các gói khuyến mãi, kết nối trải nghiệm du lịch với các sản phẩm và dịch vụ địa phương, qua đó thúc đẩy tiêu dùng và quảng bá văn hóa Việt Nam.

“Các giải pháp này sẽ góp phần tăng sức mua, củng cố niềm tin tiêu dùng, tạo điều kiện để doanh nghiệp mở rộng thị phần và khẳng định thương hiệu trong nước”, ông Tuấn bày tỏ.

Với vai trò điều phối thảo luận tại buổi Tọa đàm, TS. Nguyễn Anh Tuấn- Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) nhấn mạnh: Cần xem xét thị trường nội địa là thị trường quan trọng, cơ bản, lâu dài. 

“Để phát triển thị trường nội địa nhất thiết phải có giải pháp đồng bộ, từ chính sách đối với tín dụng tiêu dùng, chính sách về thuế, trước mắt là các dự thảo luật thuế sẽ được trình Quốc hội xem xét trong thời gian tới đây. Việc xây dựng thương hiệu, xây dựng hệ thống phân phối, nâng cấp kết cấu hạ tầng... cũng cần được chú trọng tích cực hơn” -  ông Tuấn đánh giá.

Trung Kiên

Bình luận

Nổi bật

Tìm giải pháp củng cố và phát triển thị trường trong nước

Tìm giải pháp củng cố và phát triển thị trường trong nước

sự kiện🞄Thứ bảy, 26/04/2025, 14:19

(CL&CS)- Các chuyên gia cho rằng, đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ doanh nghiệp, phát triển hạ tầng thương mại và thúc đẩy chuyển đổi số là những giải pháp then chốt để tăng sức cạnh tranh và đảm bảo tăng trưởng bền vững cho nền kinh tế.

Giá biệt thự liền kề tại Hà Nội ngày càng đắt đỏ, dự án bỏ hoang vẫn tăng giá “ầm ầm”?

Giá biệt thự liền kề tại Hà Nội ngày càng đắt đỏ, dự án bỏ hoang vẫn tăng giá “ầm ầm”?

sự kiện🞄Thứ bảy, 26/04/2025, 10:47

Quý 1/2025, giá biệt thự tại Hà Nội trung bình là 282 triệu đồng/m2. Lý giải về việc nhiều liền kề, biệt thự bỏ hoang nhiều năm vẫn tăng giá mạnh, các chuyên gia cho rằng, điều này nằm trong quỹ đạo tăng của thị trường nói chung.

Làn sóng đầu tư bất động sản hướng về trung tâm hành chính mới sau sáp nhập tỉnh

Làn sóng đầu tư bất động sản hướng về trung tâm hành chính mới sau sáp nhập tỉnh

sự kiện🞄Thứ bảy, 26/04/2025, 10:46

Ngay sau khi có thông tin chính thức về việc sáp nhập tỉnh thành, thị trường bất động sản tại nhiều địa phương liên quan đã chứng kiến những biến động rõ nét. Nhiều nhà đầu tư đã bắt đầu "săn lùng" bất động sản ở các khu vực dự kiến trở thành trung tâm hành chính - chính trị mới để "đi trước đón đầu". Dù vậy, giới chuyên gia cho rằng, nhà đầu tư cần cân nhắc trước khi xuống tiền đầu tư.