Thứ ba, 22/04/2025, 14:08 PM

Thúc đẩy tiêu chuẩn phù hợp xu hướng phát triển xanh, kinh tế số và thương mại toàn cầu

(CL&CS) - Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang đối diện với thách thức ngày càng phức tạp do biến đổi khí hậu và các yêu cầu mới về phát triển xanh, việc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn không chỉ giúp thúc đẩy thương mại mà còn góp phần định hướng mô hình sản xuất, tiêu dùng bền vững.

Tiêu chuẩn đóng vai trò thiết yếu trong nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo thuận lợi thương mại và giảm rào cản kỹ thuật. Việc hài hòa tiêu chuẩn giữa các quốc gia không chỉ giúp doanh nghiệp hội nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu mà còn thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát triển công nghệ xanh, tối ưu hóa sử dụng tài nguyên và nâng cao hiệu suất năng lượng.

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang đối diện với những thách thức ngày càng phức tạp do biến đổi khí hậu và yêu cầu mới về phát triển xanh, việc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn không chỉ giúp thúc đẩy thương mại mà còn góp phần định hướng mô hình sản xuất, tiêu dùng bền vững.

Đặc biệt, tiêu chuẩn về giảm phát thải khí nhà kính, sử dụng năng lượng tái tạo, mô hình sản xuất bền vững và quy trình chứng nhận sản phẩm xanh đang trở thành xu hướng tất yếu, hỗ trợ doanh nghiệp thích ứng với yêu cầu mới của thị trường, góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu lên nền kinh tế và xã hội. Theo chuyên gia, chúng ta đang đối mặt với áp lực ngày càng gia tăng khi tần suất thời tiết cực đoan như bão, cháy rừng… đòi hỏi cơ sở hạ tầng cần xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế để có thể tăng cường khả năng chống chịu và bảo vệ tính mạng con người.

1

Đồng thời, quá trình chuyển dịch sang nền kinh tế carbon thấp, không carbon đòi hỏi tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng an toàn và sạch hơn nhưng vẫn đáp ứng tiêu chuẩn an toàn. Điều đó đòi hỏi chuỗi cung ứng của chúng ta cần đáp ứng với sự thay đổi trong chính sách, quy định. Các tiêu chuẩn là công cụ mạnh mẽ để chúng ta thích ứng và là khuôn khổ để từ đó có thể tăng cường sự an toàn, độ tin cậy và khả năng tiếp cận thị trường, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để thị trường có thể thay đổi sang các thực hành an toàn hơn.

Việc hài hòa hóa và công nhận các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế giúp tháo gỡ rào cản kỹ thuật trong thương mại. Đó là lý do nó có thể là thực hành tốt để doanh nghiệp Việt Nam nâng cao chất lượng, đáp ứng tiêu chuẩn về an toàn và phát triển bền vững, hội nhập với thị trường quốc tế. Khi chúng ta tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này có thể thu hút đầu tư vào công nghệ, đồng thời triển khai nhanh biện pháp để thích ứng với biến đổi khí hậu.

Hiện nay, Việt Nam cam kết thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo Hiệp định TBT, không ngừng cải thiện môi trường pháp lý, tăng cường minh bạch hóa quy trình xây dựng tiêu chuẩn và mở rộng hợp tác quốc tế để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của thị trường xuất khẩu. Việc nâng cao năng lực trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa, đánh giá sự phù hợp và công nhận lẫn nhau về chứng nhận chất lượng sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam giảm chi phí tuân thủ, rút ngắn thời gian tiếp cận thị trường và nâng cao khả năng cạnh tranh.

Đồng thời, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh việc áp dụng các nguyên tắc thực hành quy định tốt (GRP) nhằm đảm bảo quy trình ban hành quy định kỹ thuật có sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và đảm bảo sự nhất quán với các cam kết quốc tế. Bên cạnh đó, việc tận dụng nền tảng dữ liệu của WTO và các hệ thống thông tin tiêu chuẩn quốc tế sẽ giúp nâng cao hiệu quả quản lý kỹ thuật, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thông tin kịp thời và tăng cường khả năng hội nhập với chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trong thời gian tới, Việt Nam tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các tổ chức quốc tế, đối tác thương mại và cộng đồng doanh nghiệp để thúc đẩy hệ thống tiêu chuẩn phù hợp với xu hướng phát triển xanh, kinh tế số và yêu cầu mới của thương mại toàn cầu. Những nỗ lực này sẽ góp phần quan trọng trong xây dựng môi trường thương mại công bằng, minh bạch và bền vững, tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội lâu dài cho Việt Nam và các đối tác quốc tế.

Trong khuôn khổ hợp tác song phương, Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Tổ chức Tiêu chuẩn và Thử nghiệm của Hoa Kỳ (UL) đã cùng ký kết thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa. Đây là bước tiến quan trọng, đánh dấu sự đồng hành của hai tổ chức trong xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế và thương mại.


Thời gian qua, hai bên đã tích cực phối hợp triển khai thành công nhiều hoạt động hội nghị, hội thảo trong các lĩnh vực then chốt, góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường quốc tế và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Theo VietQ.vn

Bình luận

Nổi bật

Thúc đẩy tiêu chuẩn phù hợp xu hướng phát triển xanh, kinh tế số và thương mại toàn cầu

Thúc đẩy tiêu chuẩn phù hợp xu hướng phát triển xanh, kinh tế số và thương mại toàn cầu

sự kiện🞄Thứ ba, 22/04/2025, 14:08

(CL&CS) - Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang đối diện với thách thức ngày càng phức tạp do biến đổi khí hậu và các yêu cầu mới về phát triển xanh, việc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn không chỉ giúp thúc đẩy thương mại mà còn góp phần định hướng mô hình sản xuất, tiêu dùng bền vững.

TCVN 7206:2025 đối với quần áo và phương tiện bảo vệ chống nhiệt

TCVN 7206:2025 đối với quần áo và phương tiện bảo vệ chống nhiệt

sự kiện🞄Thứ hai, 21/04/2025, 14:35

(CL&CS) - Phương pháp thử trong tiêu chuẩn này cho phép đánh giá khả năng chịu nhiệt của vật liệu, quần áo và phương tiện bảo vệ khi treo trong lò tuần hoàn không khí nóng ở nhiệt độ quy định, thường là 180 °C hoặc 260 °C trong 5 min. Ghi lại các quan sát có thể nhìn thấy trên mẫu thử về sự than hóa, biến dạng, tách lớp, tạo thành vết rỗ, bốc cháy, nóng chảy.

Cải tiến liên tục chất lượng sản phẩm, hàng hóa thông qua áp dụng tiêu chuẩn ISO 9000

Cải tiến liên tục chất lượng sản phẩm, hàng hóa thông qua áp dụng tiêu chuẩn ISO 9000

sự kiện🞄Thứ sáu, 18/04/2025, 15:50

(CL&CS) - ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng dựa trên các thông lệ quản lý tốt được thừa nhận trên phạm vi quốc tế; các thành tựu của khoa học quản lý chất lượng; hướng tới tiêu chuẩn hóa và cải tiến hiệu lực của các hoạt động và có thể áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp, mọi lĩnh vực, mọi quy mô.