Thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng hàng Việt Nam
(CL&CS) - Hàng Việt Nam có thế mạnh đã, đang và tiếp tục bao phủ rộng khắp các mạng lưới phân phối từ các kênh phân phối truyền thống tới các hệ thống phân phối hiện đại.
Nằm trong chuỗi các sự kiện thuộc Chương trình Nhận diện hàng Việt Nam với tên "Tự hào hàng Việt Nam","Tinh hoa hàng Việt Nam" năm 2023, chiều 11/12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn "Thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng hàng Việt Nam". Đây là Chương trình thường niên do Vụ Thị trường trong nước ( Bộ Công Thương) và Tạp chí Công Thương thực hiện.
Diễn đàn "Thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng hàng Việt Nam" là cơ hội để các cơ quan, đơn vị, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm về khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn hoạt động sản xuất và tiêu dùng hàng Việt; từ đó đề xuất giải pháp hỗ trợ, chính sách khuyến khích, ưu đãi nhằm đẩy mạnh sản xuất, tiêu dùng hàng Việt trong những năm tiếp theo. Qua đó góp phần thực hiện hiệu quả Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".
Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương Lê Việt Nga cho biết, sau hơn 14 năm triển khai Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, hàng Việt Nam có thế mạnh (đặc biệt là hàng hóa thiết yếu, hàng tiêu dùng) đã, đang và tiếp tục bao phủ rộng khắp các mạng lưới phân phối từ các kênh phân phối truyền thống tới các hệ thống phân phối hiện đại.

Theo báo cáo từ các địa phương, trong các siêu thị của nhiều doanh nghiệp trong nước, tỷ trọng của hàng hóa sản xuất trong nước chiếm một lượng lớn, thậm chí là từ 80% đến 90%, như Co.opmart (90%), Winmart (90%), BRG Retail (80-90%),... Các hệ thống phân phối có vốn đầu tư từ nước ngoài như Aeon, Central Retail, MMMegaMarket, LotteMart cũng đang tích cực đóng góp vào cộng đồng bằng cách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm địa phương và giữ cho tỷ lệ hàng Việt cao trong kênh phân phối của họ.
Bà Nga cũng đánh giá cao sự nỗ lực của các Bộ ngành và địa phương, đặc biệt là Bộ Công Thương, trong việc kết nối cung cầu, thúc đẩy thương mại và kích thích nhu cầu tiêu dùng hàng Việt Nam. Các hoạt động này đã đóng góp tích cực vào việc duy trì mức tăng trưởng của thương mại trong nước và hỗ trợ cho việc tiếp cận thị trường và tiêu thụ sản phẩm trong nước.

Thị trường trong nước đã đóng góp vào việc tăng trưởng các ngành công nghiệp chế biến chế tạo cũng như ngành sản xuất, chế biến nông lâm thủy sản, góp phần tạo việc làm và bảo đảm an sinh xã hội cho người dân.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi của hàng Việt Nam ở thị trường nội địa, hàng Việt cũng đang đối diện với không ít khó khăn như các doanh nghiệp của ta vẫn còn gặp nhiều khó khăn do đơn hàng nước ngoài giảm, thị trường trong nước sức mua không lớn, chi phí đầu vào vẫn ở mức cao, không dễ dàng trong việc tiếp cận tín dụng; nhiều mặt hàng ngoại nhập đang có xu hướng chuyển dịch mạnh vào tiêu thụ tại thị trường nội địa sau khi các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (CPTPP, EVFTA...) chính thức có hiệu lực. Trong khi đó, quy mô thị trường bán lẻ Việt Nam đã vượt con số 180 tỷ USD trong năm 2023 và được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tiếp theo. Đồng thời, xu hướng tiêu dùng của người Việt Nam đã có nhiều thay đổi.
Tại Diễn đàn, bà Lê Việt Nga đã đưa ra định hướng để phát triển sản xuất và tiêu thụ hàng Việt Nam gắn với Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam trong tình hình mới.

Những giải pháp này nhằm mục đích thúc đẩy sự quan tâm và sự ưu tiên của người tiêu dùng đối với hàng Việt Nam trong bối cảnh thị trường và kinh tế đang chuyển biến nhanh chóng.
Chương trình Nhận diện hàng Việt Nam với tên “Tự hào hàng Việt Nam”,“Tinh hoa hàng Việt Nam” năm 2023 là nhiệm vụ thuộc Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021 - 2025, và là nhiệm vụ trong Chương trình hành động của Bộ Công Thương thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023; Nghị quyết 105/NQ-CP ngày 15/7/2023 về các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh.
Trúc Thi
Bình luận
Nổi bật
Triển khai quyết liệt, có hiệu quả việc phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm
sự kiện🞄Thứ hai, 07/04/2025, 12:49
(CL&CS) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 31/CĐ-TTg ngày 4/4/2025 về việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.
Định vị hạt gạo Việt Nam trong kỷ nguyên mới
sự kiện🞄Thứ bảy, 05/04/2025, 20:16
(CL&CS) - Vừa qua, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ và Trang Việt Nam Đầu Tư phối hợp tổ chức Hội thảo “Định vị hạt gạo Việt Nam trong kỷ nguyên mới”, với mục tiêu đưa ra các giải pháp và chiến lược mới cho ngành lúa gạo trong bối cảnh thị trường và công nghệ đang có những thay đổi mạnh mẽ.
Thành lập Tổ công tác về tăng cường hợp tác, chủ động thích ứng với điều chỉnh chính sách kinh tế, thương mại của Hoa Kỳ
sự kiện🞄Thứ bảy, 05/04/2025, 20:16
(CL&CS) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 713/QĐ-TTg ngày 3/4/2025 thành lập Tổ công tác về tăng cường hợp tác, chủ động thích ứng với điều chỉnh chính sách kinh tế, thương mại của Hoa Kỳ (Tổ công tác).
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.