Thừa Thiên Huế: Ưu tiên hỗ trợ các mô hình nông nghiệp công nghệ cao
(CL&CS) - Những năm qua, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế đã đề ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp thiết thực. Trong đó đã tập trung cơ cấu lại ngành theo hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp an toàn (hữu cơ, VietGAP…). Ưu tiên phát triển nhóm các sản phẩm chủ lực quốc gia...
Để nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế có bước phát triển đột phá, đúng theo định hướng, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh đã tham mưu HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 20 và 30 quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh đến năm 2025, trong đó trọng tâm là hỗ trợ các mô hình nông nghiệp công nghệ cao.
Nội dung của các Nghị quyết ngoài quy định các chính sách đặc thù của tỉnh đã lồng ghép một số chính sách của Trung ương như: Chính sách hỗ trợ tín dụng theo Nghị định 57 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định 98 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Nghị định 109 về nông nghiệp hữu cơ.
Những năm qua, Sở Nông nghiệp và PTNT đã đề ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp thiết thực. Trong đó đã tập trung cơ cấu lại ngành theo hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp an toàn (hữu cơ, VietGAP…).
Ưu tiên phát triển nhóm các sản phẩm chủ lực quốc gia như: Lúa chất lượng cao, tôm, thịt lợn và gia cầm, nhóm các sản phẩm chủ lực của tỉnh như thủy sản vùng đầm phá, sen, thanh trà, dược liệu và các sản phẩm OCOP. Đồng thời, cơ cấu lại trên từng lĩnh vực của ngành theo hướng đối tượng nào có lợi thế, có dư địa phát triển thì tập trung chỉ đạo, tập trung chính sách để hỗ trợ phát triển đối tượng đó.
Các chính sách hỗ trợ về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; chăn nuôi trang trại, hữu cơ; sản xuất giống chất lượng cao; cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm gồm 10 nội dung hỗ trợ trong hàng rào: Trồng trọt, thủy sản công nghệ cao; sản xuất giống lợn, giống gà; chăn nuôi trang trại đối với lợn, bò, gà; chăn nuôi lợn hữu cơ; sản xuất giống cây lâm nghiệp bằng công nghệ nuôi cấy mô, túi bầu hữu cơ, giống cây lâm nghiệp bản địa, giống cây ăn quả; sản xuất giống thủy sản; cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung.
Định mức hỗ trợ cho mỗi nội dung là 50% trên tổng mức đầu tư, tối đa không quá từ 300 triệu đồng đến 1,5 tỷ đồng tùy theo từng loại hình và quy mô thực tế. Đơn cử, trồng trọt, thủy sản, chăn nuôi quy mô vừa không quá 500 triệu đồng; chăn nuôi quy mô lớn, sản xuất giống lợn, gia cầm quy mô vừa không quá 1 tỷ đồng, sản xuất giống lợn quy mô lớn không quá 1,5 tỷ đồng. Nếu các dự án thuộc đối tượng hỗ trợ theo 10 nội dung trên mà chưa có đường giao thông, điện, nước thì được hỗ trợ thêm phần đường, điện, nước, tối đa 200 triệu đồng đối với đường, 100 triệu đồng đối với điện, 50 triệu đồng đối với nước.
Ngoài ra, theo Nghị định 98 còn hỗ trợ phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, gồm: Hỗ trợ chi phí tư vấn xây dựng liên kết, không quá 200 triệu đồng/dự án; hỗ trợ đầu tư hạ tầng, máy móc thiết bị phục vụ liên kết, hỗ trợ 30% tổng kinh phí và tối đa không quá 2 tỷ đồng/dự án; hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm, hỗ trợ từ 50-70% (70% đối với miền núi và xã bãi ngang) tổng kinh phí và tối đa không quá 1 tỷ đồng/dự án; kinh phí chuyển giao quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng, hỗ trợ 40% và tối đa không quá 200 triệu đồng/dự án; hỗ trợ 100% kinh phí chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ.
Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện, đến nay, trên địa bàn tỉnh có 23 cơ sở đầu tư sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đã được hỗ trợ, với tổng kinh phí hỗ trợ hơn 7,3 tỷ đồng. Các huyện, thị xã, thành phố đã thực hiện hỗ trợ các nội dung thuộc thẩm quyền cấp huyện với kinh phí khoảng 14 tỷ đồng.
Các cơ sở sản xuất sau khi được nhận hỗ trợ đã tiếp tục đầu tư, mở rộng sản xuất và đạt kết quả cao về năng suất, giá trị nông sản, khẳng định hiệu quả của chính sách trong việc khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, nhất là sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Tuy vậy, với con số hơn 20 cơ sở đầu tư sản xuất nông nghiệp công nghệ cao được hỗ trợ thì vẫn còn quá ít so với dư địa, tiềm năng để phát triển các mô hình nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn.
Đại diện Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế, chia sẻ, để tăng cường vai trò "bà đỡ" của Nhà nước, nhân rộng các mô hình được hỗ trợ tại các địa phương, ngành nông nghiệp tích cực tuyên truyền sâu rộng nội dung các nghị quyết với các chính sách hỗ trợ cụ thể đến các doanh nghiệp, hợp tác xã, bà con nông dân và đặc biệt là các bạn trẻ, các startup có dự định đầu tư nông nghiệp công nghệ cao có thể nghiên cứu đầu tư các nội dung phù hợp.
Thiện Phúc
- ▪Huy động công nghệ cao, láng giềng Việt Nam xây giàn khoan ‘khủng’ ở độ sâu 15.000m, hút 14 triệu tấn dầu/ngày, chịu được bão cấp 12
- ▪Phong tỏa khẩn cấp công viên 3.360ha do chuyên gia đào trúng kho báu 1.000 tuổi, nặng hơn 90 tấn, công nghệ cao lập tức được đưa vào cuộc
- ▪Phong tỏa công trường vì một quặng đá chứa chất lạ, 1.300 người dừng hoạt động lập tức, công nghệ cao vào cuộc phát hiện kho báu chưa từng thấy
- ▪Hà Nội làm đại diện sở hữu Công ty TNHH MTV Phát triển Khu Công nghệ cao Hòa Lạc
Bình luận
Nổi bật
Triển khai ISO 22000:2018 giúp doanh nghiệp tiêu chuẩn hóa toàn bộ hoạt động quản lý sản xuất, kinh doanh
sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 07:17
(CL&CS) - Hiện nay, ISO 22000:2018 được áp dụng nhiều tại các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh, hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm và có liên quan đến thực phẩm, từ đó, giúp doanh nghiệp tiêu chuẩn hóa toàn bộ hoạt động quản lý sản xuất, kinh doanh.
4 bước triển khai đo lường năng suất tại doanh nghiệp
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:06
(CL&CS) - Để triển khai đo lường năng suất doanh nghiệp cần thực hiện qua 4 bước bao gồm: Chuẩn bị dữ liệu; Tính toán; Phân tích và cuối cùng là Cải tiến và duy trì.
7 công cụ quản lý chất lượng cho doanh nghiệp
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:01
(CL&CS) - Để các hệ thống quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp được phát huy tối đa hiệu quả, việc hiểu và thực hành một cách nhuần nhuyễn các công cụ hỗ trợ cải tiến năng xuất, chất lượng là việc không thể thiếu. Ngoài Kaizen, 5s hay Lean 6 Sigma thì không thể nhắc đến bộ công cụ quản lý “7 công cụ quản lý chất lượng” trong sản xuất của doanh nghiệp.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.