Thứ ba, 08/03/2022, 14:47 PM

Thừa Thiên Huế: Tạm giữ 6.000 bộ kit test Covid-19 không có hóa đơn chứng từ

(CL&CS) - Lãnh đạo Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, đơn vị vừa phát hiện, tạm giữ 6.000 bộ kit test phát hiện nhanh Covid-19 không có hóa đơn chứng từ, chứng minh nguồn gốc xuất xứ hợp pháp.

Thực hiện Công văn số 1869/UBND-CN ngày 28/2/2022 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc đảm bảo cung cấp trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch Covid-19; Công văn số 235/TCQLTT-CNV ngày 22/02/2022 của Tổng cục Quản lý thị trường và Công văn số 30/QLTT-NVTH ngày 24/02/2022 của Cục QLTT tỉnh Thừa Thiên Huế về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát mặt hàng Kit test Covid-19, Đội QLTT số 1 đã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thị trường nhằm chủ động phát hiện và xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi mua bán, vận chuyển mặt hàng Kit test Covid – 19 chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép lưu hành, nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng.

Theo đó, chiều ngày 04/3/2022, Đội QLTT số 1 đã phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông - Công an tỉnh Thừa Thiên Huế kiểm tra xe ô tô 74B 00270 do ông Nguyễn Ngọc Hiếu thường trú tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị điều khiển.

Kết quả kiểm tra đã phát hiện 6.000 bộ kit test Covid-19 các loại do nước ngoài sản xuất, không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của hàng hóa.

Kết quả kiểm tra đã phát hiện 6.000 bộ kit test Covid-19 các loại do nước ngoài sản xuất, không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của hàng hóa.

Kết quả kiểm tra đã phát hiện 6.000 bộ kit test Covid-19 các loại do nước ngoài sản xuất, không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của hàng hóa. Đội Quản lý thị trường số 1 đã tạm giữ toàn bộ hàng số hàng hóa trên để xác minh và xử lý theo quy định.

Cục QLTT tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ đạo các đơn vị tiếp tục tập trung thực hiện nghiêm các văn bản của Tổng cục Quản lý thị trường, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế; phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế, Công an tỉnh và các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh doanh những mặt hàng phòng chống dịch Covid-19; nhất là các hoạt động kinh doanh trên môi trường mạng và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật những cơ sở không có chức năng kinh doanh những mặt hàng chưa được phép lưu hành; hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhằm góp phần ổn định thị trường, đảm bảo cung cấp trang thiết bị, vật tư y tế có chất lượng phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19 đạt hiệu quả cao nhất.

Ngọc Ngà

Bình luận

Nổi bật

Chủ động ngăn chặn buôn lậu hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ

Chủ động ngăn chặn buôn lậu hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ

sự kiện🞄Thứ sáu, 17/05/2024, 08:12

(CL&CS) - Dự báo tình hình buôn lậu hàng giả, hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, giả mạo nguồn gốc xuất xứ trong năm 2024 tiếp tục có những thay đổi, diễn biến khó đánh giá.

Cần thiết sửa đổi Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật

Cần thiết sửa đổi Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật

sự kiện🞄Thứ tư, 15/05/2024, 09:07

(CL&CS) - Sau hơn 17 năm triển khai, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật đã bộc lộ những hạn chế, bất cập nhất định, trong đó có nhiều quy định không còn phù hợp với thực tiễn.

Quảng Trị: Xả nước thải vượt quy chuẩn, Trung tâm Phát triển Cụm công nghiệp bị phạt 850 triệu đồng

Quảng Trị: Xả nước thải vượt quy chuẩn, Trung tâm Phát triển Cụm công nghiệp bị phạt 850 triệu đồng

sự kiện🞄Thứ tư, 15/05/2024, 09:04

(CL&CS) - Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường có văn bản yêu cầu Trung tâm Phát triển Cụm công nghiệp-Khuyến công và Dịch vụ công ích thành phố Đông Hà khẩn trương chấp hành quyết định xử phạt 850 triệu đồng do hành vi xả thải vượt quy chuẩn.