Thống đốc Ngân hàng Nhà nước lý giải việc doanh nghiệp bất động sản khó vay vốn
(CL&CS) - Vừa qua, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng thông tin đến ngày 28/10, tăng trưởng tín dụng của bất động sản cao hơn so với mức tăng trưởng chung của nền kinh tế. Dư nợ tín dụng của bất động sản đạt 3,15 triệu tỷ đồng, tăng 9,15% so với cuối năm 2023, chiếm 20% tổng dư nợ chung của nền kinh tế.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng
Tính đến cuối tháng 9/2024, dư nợ tín dụng bất động sản (BĐS) phục vụ mục đích tự sử dụng ở mức 1,88 triệu tỷ đồng, tăng 4,62% và dư nợ tín dụng kinh doanh BĐS là hơn 1,26 triệu tỷ, tăng hơn 16%. Tín dụng bất động sản tăng nhanh thời gian qua, tuy nhiên một số đại biểu vẫn phản ánh về tình trạng doanh nghiệp khó tiếp cận vốn.
Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cho rằng, thời điểm thị trường bất động sản sôi động trước đây, doanh nghiệp khó tiếp cận vốn tín dụng nên chấp nhận vay với lãi suất cao để triển khai dự án. Đây là một trong các lý do đẩy giá nhà tăng cao.
Trong khi đó, đại biểu Huỳnh Thị Phúc (Bà Rịa - Vũng Tàu) cũng nhận định, phần lớn các doanh nghiệp bất động sản nhỏ và vừa gặp khó khăn khi tiếp cận vốn tín dụng một phần vì thiếu tài sản bảo đảm, một phần do các ngân hàng kiểm soát rủi ro trong cho vay bất động sản, có thời điểm lãi suất cho vay lên từ 12-14%. Liên quan đến vấn đề tín dụng bất động sản, Thống đốc cho hay, vốn cho bất động sản đòi hỏi giá trị lớn, thời hạn dài nên phải được huy động từ nhiều kênh, tín dụng chỉ là một trong các kênh huy động vốn của doanh nghiệp.
Theo quy định hiện hành, các tổ chức tín dụng (TCTD) được tự ra quyết định cấp tín dụng cho khách hàng cũng như tự thỏa thuận với khách hàng về lãi suất, kỳ hạn vay. Tuy nhiên, khác với các doanh nghiệp thông thường khác, khi cho vay, các TCTD ngoài mục tiêu lợi nhuận còn phải đáp ứng các tỷ lệ an toàn vốn, đảm bảo khả năng thu hồi vốn, khả năng chi trả cho người gửi tiền. Việc này không chỉ nhằm đảm bảo an toàn của TCTD đó mà còn để đảm bảo an toàn hệ thống và cả nền kinh tế.
“Chính vì vậy, có những dự án bất động sản khả thi, có khả năng trả nợ nhưng ngân hàng vẫn phải từ chối cho vay nếu không phù hợp với khả năng cân đối vốn của ngân hàng. Hiện nay, hệ thống ngân hàng chủ yếu huy động vốn ngắn hạn trong khi nhu cầu thị trường bất động sản chủ yếu lại là vay dài hạn”, Thống đốc cho biết.
Thực tế, lãi suất cho vay đã giảm khoảng 3% so với đầu năm 2022. Đây là nỗ lực từ phía các tổ chức tín dụng. "Ngân hàng Nhà nước luôn chỉ đạo các nhà băng đơn giản thủ tục, tiết kiệm để có nguồn lực hạ lãi suất", Thống đốc NHNN chia sẻ thêm rằng khi doanh nghiệp, người dân khó khăn, các tổ chức tín dụng đã dành nguồn lực để giảm lãi, thuế lên tới 60.000 tỷ đồng.
Thống đốc cũng cho rằng tín dụng ngân hàng chỉ là một kênh được huy động cho thị trường này (bên cạnh đó còn các kênh khác như thị trường chứng khoán, trái phiếu...).
Theo Thống đốc, trong báo cáo của Bộ Xây dựng cho hay, nửa cuối năm 2022, việc tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp rất khó khăn, ngay cả khi có tài sản đảm bảo. Về vấn đề này, Thống đốc giải thích thêm, do sự cố tại Ngân hàng SCB vào đầu tháng 10/2022 có ảnh hưởng đến thanh khoản toàn hệ thống, đến niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài, tỷ giá có thể tăng tới 10%.
Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu cao nhất là đảm bảo an toàn hệ thống, đảm bảo khả năng chi trả cho người gửi tiền. Vì vậy, khi đó, Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất tiền gửi và không nới room tín dụng nhằm đảm bảo thanh khoản hệ thống. Tại thời điểm đó, bản thân các tổ chức tín dụng cũng rất thận trọng cho vay, nhất là cho vay các dự án bất động sản có kỳ hạn dài, nhằm đảo bảo thanh khoản của mình. Đến khi thanh khoản cơ bản ổn định, cuối tháng 12/2022, Ngân hàng Nhà nước mới nới room tín dụng.
Đối với tín dụng nhà ở xã hội, Thống đốc cho hay, việc thực hiện mục tiêu phát triển nhà ở xã hội phụ thuộc nhiều vào nguồn lực Nhà nước. Hiện nay, Ngân hàng Chính sách xã hội đang triển khai 4 chương trình tín dụng chính sách nhà ở xã hội song ngân hàng này chỉ là đơn vị giải ngân, đối tượng vay do quy định của các Bộ, ngành đề ra.
Trong bối cảnh nguồn vốn ngân sách dành cho nhà ở xã hội còn hạn chế, thời gian qua, ngành ngân hàng đã đưa ra gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng (hiện đã tăng lên 145 nghìn tỷ đồng). Đây là nguồn vốn do các tổ chức tín dụng tự huy động được từ người dân, sử dụng chính nguồn lực của mình để giảm lãi suất cho người vay.
Cát Tường
- ▪Thông cáo báo chí số 3 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
- ▪Quốc hội thảo luận dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
- ▪Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Các luật đảm bảo chất lượng được thông qua sẽ tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- ▪Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội tham quan triển lãm chuyên đề “Nhật báo Quốc hội”
Bình luận
Nổi bật
Kiến nghị lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt bia rượu, thuốc lá hợp lý hơn
sự kiện🞄Thứ tư, 05/03/2025, 21:04
(CL&CS) - Theo VCCI, doanh nghiệp cho rằng mức tăng thuế theo dự thảo Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt sửa đổi là quá cao và chưa có tiền lệ, có thể dẫn đến nguy cơ đóng cửa, phá sản của nhiều doanh nghiệp thuốc lá trong nước.
OPES lọt top 4 công ty bảo hiểm phi nhân thọ về vốn điều lệ
sự kiện🞄Thứ ba, 04/03/2025, 16:26
(CL&CS) - Chỉ trong chưa đầy 1 năm, CTCP Bảo hiểm OPES thực hiện 2 lần tăng vốn điều lệ lên 1.900 tỷ đồng, trở thành 1 trong 4 công ty bảo hiểm phi nhân thọ có vốn điều lệ lớn nhất trên thị trường.
3 ưu điểm vượt trội của ngân hàng số NCB iziMobile bạn không nên bỏ lỡ
sự kiện🞄Thứ ba, 04/03/2025, 13:55
(CL&CS) - Không ngừng nâng cấp để trở thành một “Ngân hàng số bỏ túi”, NCB iziMobile đang góp phần thay đổi thói quen giao dịch của người dùng nhờ sự nhanh chóng, an toàn và tiện lợi, đáp ứng mọi nhu cầu chỉ với một chiếc điện thoại thông minh và vài chạm.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.