Thứ năm, 09/06/2022, 14:47 PM

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước - Sẽ can thiệp, điều hành nếu giá vàng trong nước không điều tiết được

(CL&CS) - Ở Việt Nam, giá vàng có cùng xu hướng với thế giới, tuy nhiên tốc độ điều chỉnh tăng thì nhanh hơn, nhưng tốc độ điều chỉnh xuống thì chậm hơn.

Theo Chương trình Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá XV, chiểu ngày 08/6/2022, dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiến hành Phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn tại hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, thủ đô Hà Nội về Nhóm vấn đề thứ 3 thuộc lĩnh vực Ngân hàng.

Phát biểu tranh luận tại phiên họp, đại biểu Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai) nhấn mạnh, đối với lĩnh vực tín dụng ngân hàng phải an toàn, tránh những rủi ro, tuy nhiên, đại biểu bày tỏ quan tâm tới cơ chế cấp hạn mức hàng năm cho các ngân hàng thương mại hiện nay.

Đại biểu Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai).

Đại biểu Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai).

Liên quan tới giá vàng, đại biểu Trịnh Xuân An nêu rõ, có lẽ Việt Nam là nước duy nhất “đi ngược” với thế giới. Khi giá vàng thế giới giảm thì giá vàng Việt Nam lại tăng, có những thời điểm dẫn đến khoảng cách gần 20 triệu. Đại biểu cho rằng vấn đề trên là rất khó chấp nhận.

Bên cạnh đó, đại biểu cũng nêu quan điểm rằng, liệu đằng sau việc giá vàng “đi ngược” với thế giới như trên có làm lợi cho tổ chức hay doanh nghiệp nào hay không? Do đó cần phải phân tích, đánh giá kỹ lưỡng về vấn đề này.

Đại biểu Nguyễn Phương Thủy- Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội: Quan tâm đến diễn biến không bình thường của thị trường kinh doanh vàng miếng trong nước, đặc biệt là từ đầu năm 2022 đến nay, đặc biệt là sự chênh lệch quá cao về giá vàng tại Việt Nam với giá vàng trên thị trường thế giới, gây tâm lý lo lắng, bất an cho người dân, làm giảm niềm tin vào giá trị của đồng tiền Việt Nam và làm gia tăng lạm phát, đại biểu đề nghị Thống đốc cho biết trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước đối với tình trạng nêu trên?

Đại biểu Nguyễn Phương Thủy- Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội.

Đại biểu Nguyễn Phương Thủy- Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội.

Trả lời vấn đề đại biểu quan tâm liên quan đến vấn đề chênh lệch giá vàng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết, diễn biến giá vàng trên thị trường quốc tế rất phức tạp và khó lường, chịu tác động của nhiều yếu tố. Có thời điểm giá vàng tăng rất cao nhưng có lúc lại hạ xuống rất thấp. Ở Việt Nam, giá vàng có cùng xu hướng với thế giới, tuy nhiên tốc độ điều chỉnh tăng thì nhanh hơn, nhưng tốc độ điều chỉnh xuống thì chậm hơn.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng.

Chỉ ra nguyên nhân của hiện tượng này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, do nguồn cung vàng miếng trong nước bị giảm đi, biến động giá vàng thế giới khiến bản thân các doanh nghiệp vàng miếng trong nước lo ngại rủi ro, do đó niêm yết giá khá cao. Với vai trò quản lý nhà nước, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, Ngân hàng Nhà nước sẽ sẵn sàng điều tiết nếu thấy cần thiết. Tuy nhiên, theo số liệu cập nhật được thì người dân không có nhu cầu mua vàng miếng quá nhiều. Do đó, ngân hàng chưa can thiệp, chỉ trong trường hợp cần thiết mới tiến hành nhập khẩu vàng để can thiệp.

Về vấn đề gia tăng nợ xấu do tác động của đại dịch COVID-19, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, do nền kinh tế chịu tác động đại dịch COVID-19 nên nợ xấu của hệ thống ngân hàng gia tăng. Trước khó khăn của doanh nghiệp và người dân, ngay trong tháng 3/2020, Ngân hàng Nhà nước đã có thông tư để cho phép các doanh nghiệp, người dân cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ. Ngay từ khi ban hành thông tư, Ngân hàng Nhà nước thì cũng đã có sự chủ động trong quy định, yêu cầu các tổ chức tín dụng đưa ra lộ trình trích lập dự phòng rủi ro đối với những khoản nợ được hư cấu, giữ nguyên nhóm nợ để khi nợ xấu phát sinh thì có nguồn lực tài chính để xử lý.

Đối với quan điểm của Ngân hàng Nhà nước cấp tín dụng đối với đầu tư kinh doanh chứng khoán, Thống đốc Ngân hàng cho biết, thị trường chứng khoán có rất nhiều chủ thể thu hút nhiều nguồn vốn tham gia, trong đó nguồn vốn tín dụng là một kênh.

Ngân hàng Nhà nước đã ban hành khuôn khổ pháp lý quy định, khi các tổ chức tín dụng tham gia thị trường chứng khoán thì phải đảm bảo kiểm soát được rủi ro. Cụ thể, đối với cổ phiếu, Ngân hàng Nhà nước quy định các tổ chức tín dụng không được trực tiếp mua cổ phiếu của doanh nghiệp, mà phải thành lập công ty con, công ty liên kết để mua để tách biệt rủi ro của các ngân hàng. Với trái phiếu doanh nghiệp, ngoài vai trò trực tiếp mua trái phiếu doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng còn đóng vai trò cấp tín dụng cho tổ chức cá nhân để đầu tư chứng khoán. Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng này cần có tỷ lệ cấp tín dụng không vượt quá 5% vốn điều lệ để đảm bảo kiểm soát rủi ro.

Theo phapluatplus

Bình luận

Nổi bật

Trông giữ xe không dùng tiền mặt

Trông giữ xe không dùng tiền mặt

sự kiện🞄Thứ ba, 23/04/2024, 09:28

(CL&CS) - Hà Nội vừa chính thức triển khai thí điểm thu phí không dùng tiền mặt tại 7 điểm trông giữ xe ở quận Hoàn Kiếm. Đây là một nội dung nhằm triển khai Đề án 06 của Chính phủ và Nghị quyết số 18-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội về chuyển đổi số, xây dựng Thành phố thông minh.

Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân

Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân

sự kiện🞄Thứ ba, 23/04/2024, 09:28

(CL&CS) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 21/4/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Khẩn trương xây dựng cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái lắp đặt tại nhà dân

Khẩn trương xây dựng cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái lắp đặt tại nhà dân

sự kiện🞄Thứ năm, 18/04/2024, 16:32

(CL&CS) - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 165/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về xây dựng, ban hành cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái lắp đặt tại nhà dân, cơ quan công sở, khu công nghiệp.