Giá vàng tại Việt Nam với giá vàng thế giới chênh lệch quá cao

(CL&CS) - "Từ đầu năm 2022 đến nay thị trường vàng thể hiện rất nhiều điểm bất ổn và bất hợp lý, chênh lệch quá cao về giá vàng tại Việt Nam với giá vàng thế giới, có lúc lên đến trên 20 triệu đồng/lượng", Đại biểu Nguyễn Phương Thủy (đoàn ĐBQH TP.Hà Nội) đề cập diễn biến không bình thường của thị trường kinh doanh vàng miếng trong nước, khi đặt câu hỏi cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn chiều 08/6.

Trả lời câu hỏi của đại biểu, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, trong thời gian qua, diễn biến trên thị trường vàng thế giới khá phức tạp và khó lường. Giá vàng chịu tác động bởi nhiều yếu tố như chỉ số đồng USD hay căng thẳng giữa chính trị giữa Nga và Ukraine cũng như một số sự kiện thương mại, chính trị khác.

Đặt câu hỏi cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn chiều 08/6, đại biểu Nguyễn Phương Thủy (đoàn ĐBQH TP.Hà Nội) đề cập diễn biến không bình thường của thị trường kinh doanh vàng miếng trong nước.

8-193430

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội 

"Đặc biệt, từ đầu năm 2022 đến nay thị trường vàng đã thể hiện rất nhiều điểm bất ổn và bất hợp lý, chênh lệch quá cao về giá vàng tại Việt Nam với giá vàng trên thị trường thế giới", đại biểu nói và nêu dẫn chứng có lúc giá vàng lên đến trên 20 triệu đồng/lượng.

Theo đại biểu, chênh lệch quá khắc nghiệt giữa giá vàng miếng SJC với giá vàng trang sức SJC cùng hàm lượng hoặc với giá vàng miếng của các thương hiệu khác, gây tâm lý lo lắng, bất an cho người dân, làm giảm niềm tin vào giá trị của đồng tiền Việt Nam và làm gia tăng lạm phát.

Từ thực tế trên, đại biểu Nguyễn Phương Thủy đề nghị Thống đốc NHNN cho biết trách nhiệm của NHNN đối với tình trạng nêu trên? NHNN đã tiến hành thanh tra, kiểm tra yếu tố hình thành giá khi giá vàng miếng biến động bất thường hay chưa? Liệu có sự bắt tay, thao túng về giá vàng miếng SJC trên thị trường hiện nay hay không?

Ngoài ra, đại biểu đề nghị Thống đốc nêu rõ đến thời điểm nào thì NHNN sẽ đề xuất Chính phủ sửa đổi Nghị định 24 năm 2012 để có thể xử lý một cách căn cơ các vấn đề bất cập của hoạt động kinh doanh vàng trong suốt thời gian qua.

Theo đó, có thời điểm, giá vàng thế giới tăng lên đến 2.000 USD/ounce nhưng có lúc lại xuống 1.700 - 1.800 USD/ounce. Việc này cho thấy giá vàng biến động rất khó lường.

Theo Thống đốc, giá vàng trong nước có cùng xu hướng với giá vàng thế giới nhưng tốc độ điều chỉnh tăng của giá vàng trong nước nhanh hơn, còn tốc độ điều chỉnh xuống của giá vàng trong nước lại chậm hơn giá vàng thế giới.

Thống đốc cho hay, qua đánh giá, phân tích những nguyên nhân thì thấy rằng giá vàng của các nhãn thương hiệu khác không phải SJC, tức là vàng nguyên liệu, về cơ bản, chênh lệch giá vàng trong nước so với quốc tế chênh khoảng 2 triệu đồng một lượng. Riêng giá vàng SJC tăng ở mức lớn, khoảng 16-17 triệu/lượng.

Lý giải về nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch, người đứng đầu NHNN cho biết có một số nguyên nhân.

Nguyên nhân thứ nhất xuất phát từ việc thực hiện chủ trương chống vàng hóa trong nền kinh tế. Từ năm 2012 thực hiện Nghị định số 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng và đặc biệt từ năm 2014 trở lại đây, NHNN không nhập vàng về để sản xuất vàng miếng. Do đó, nguồn cung vàng miếng trong nước giảm đi, vì một phần số vàng được chuyển sang sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.

Thứ hai, cùng với sự biến động của giá vàng thế giới, bản thân các doanh nghiệp kinh doanh vàng miếng khi niêm yết giá cũng lo ngại rủi ro nên đã niêm yết giá cao. SJC là thương hiệu vàng được người dân ưa chuộng hơn cả nên doanh nghiệp này niêm yết giá cao.

Thống đốc cho biết, qua theo dõi thực tế, giá vàng niêm yết, giá vàng mua vào - bán ra của các tổ chức về cơ bản chênh nhau khoảng 1 - 1,5 triệu đồng/lượng. Vàng SJC mua cao thì báo cao, trong khi thương hiệu khác thì mua thấp bán thấp.

Với vai trò quản lý nhà nước về vàng, bà Hồng cho biết, NHNN đã chuẩn bị sẵn sàng phương án can thiệp nếu cần thiết.

Theo Thống đốc, thời gian qua, tổng hợp số liệu của các đơn vị kinh doanh vàng, NHNN nhận thấy người dân không có nhu cầu mua vàng miếng nhiều mà bán ròng nhiều, nhất là khi giá càng cao thì nhiều người dân mang đi bán để lấy Việt Nam Đồng.

Hồng Liên

Bình luận

Nổi bật

ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD

ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 14:08

(CL&CS) - Ngày 20/11/2024, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) thông báo tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank từ 75 triệu USD lên 115 triệu USD. Sự kiện này không những tiếp tục khẳng định uy tín của Eximbank trên thị trường tài chính quốc tế mà còn mở ra cơ hội để ngân hàng tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế.

Eximbank giới thiệu giải pháp tài chính thông minh khi mua xe ô tô

Eximbank giới thiệu giải pháp tài chính thông minh khi mua xe ô tô

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 21:57

(CL&CS) - Trong nhịp sống hiện đại, câu chuyện về việc sở hữu xe ô tô không còn đơn thuần là điều xa xỉ, mà đã trở thành một mảnh ghép quan trọng trong bức tranh cuộc sống của nhiều gia đình Việt. Hãy cùng tìm hiểu về hành trình này và khám phá giải pháp tài chính thông minh để hiện thực hóa ước mơ sở hữu xe.

Thực hành ESG: Bộ ba tiêu chuẩn đo lường tính hiệu quả và bền vững, nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng

Thực hành ESG: Bộ ba tiêu chuẩn đo lường tính hiệu quả và bền vững, nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng

sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 15:31

(CL&CS) - Hiện nay, chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và Net Zero vào năm 2050 là một hành trình đầy thách thức, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến rất phức tạp. Trong đó, các vấn đề về tài chính khí hậu đang là một trong những nỗi trăn trở lớn nhất không chỉ với Việt Nam mà cả các quốc gia khác trên toàn cầu.