Thời lạm phát, có tiền cũng khó mua được ô tô cũ

Theo giới kinh doanh xe cũ, tình trạng lạm phát và các vấn đề về chuỗi cung ứng khiến thị trường xe ô tô mới khan hàng, nhiều người tiêu dùng chuyển sang đi săn xe cũ để nhanh có xe hơn, dẫn đến tình trạng một số mẫu xe cũ bị dân buôn "quát giá" lên cao.

Nguồn cung xe ô tô cũ liên tục thiếu hụt

Thông thường, các đại lý xe cũ luôn dự trữ nguồn cung từ vài chục đến cả trăm chiếc để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, từ khi đại dịch Covid-19 xảy ra, sau đó là xung đột giữa Nga – Ukraine nên nguồn xe có sẵn giảm hơn 50% nên khan hàng.

Bên cạnh đó, thời điểm trước, do giá xăng dầu tăng giảm bất ổn nên những mẫu xe cũ có dung tích thấp, từ 1.5 lít trở xuống, được khách tìm mua nhiều hơn các loại xe có dung tích lớn để giảm chi phí. Ngoài ra, các loại xe máy dầu cũng được chọn mua nhiều nhờ tiêu hao nhiên liệu thấp, chưa kể giá dầu rẻ hơn xăng đáng kể.

Trong 10 mẫu xe được yêu thích nhất hiện nay, đến 9 mẫu là loại 4 chỗ có giá dưới 500 triệu đồng, nổi bật nhất vẫn là những mẫu ở phân khúc hạng A, B như Hyundai Grand i10, Kia Morning, Toyota Vios, Hyundai Accent.

Theo nhận định từ giới kinh doanh ô tô, xe cũ sẽ còn tiếp tục khan hiếm cho đến khi nguồn cung xe mới trở lại bình thường, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

meo-nhan-biet-o-to-ton-kho-oto-com-vn-a5a8.jpg

Trường hợp nguồn cung xe mới dồi dào nhưng giá tăng quá cao cũng không hấp dẫn người mua. Do đó, nguồn cung xe cũ tiếp tục thiếu hụt nên giá cả vẫn chưa thể giảm.

Cẩn trọng khi mua xe cũ:

Theo các chuyên gia, để tránh tình trạng mua phải ô tô cũ không bảo đảm chất lượng, cần có người am hiểu kiểm tra xe. Việc kiểm tra kỹ lưỡng trước khi "xuống tiền" sẽ tránh tình trạng mua những ô tô từng bị thủy kích (ngập nước), bị va đụng làm ảnh hưởng đến kết cấu khung khiến nhiều vị trí tiếp xúc trên xe không còn bảo đảm độ chính xác, cách âm không tốt...

Giá xe ô tô tại thị trường chợ cũ tăng “chóng mặt”

Theo Autonews, tại các đại lý xe cũ, một số mẫu xe SUV đang hot trên thị trường hiện nay như Hynndai Santa Fe, Hyundai Tucson, Kia Seltos, Toyota Raize, Toyota Fortuner, Ford Everest,… "hàng lướt" đội giá cao hơn cả giá xe mới.

Cụ thể, giá ô tô đã qua sử dụng tăng ấn tượng 52% trong khoảng thời gian từ tháng 8/2019 đến tháng 8/2022. Trong khi đó, giá ô tô mới tăng gần 29%. Trong cùng thời kỳ, thu nhập trung bình của hộ gia đình ở Mỹ chỉ tăng 13%.

Điều này có nghĩa là trong thời gian 3 năm, khả năng chi trả của người tiêu dùng đối với ô tô đã qua sử dụng giảm 26,7% và ô tô mới chỉ còn khoảng 13,3%.

Lấy ví dụ, trong năm 2019, Nissan Frontier mới có giá 27,146 USD, trong khi năm 2022 giá đã lên tới 39,833 USD.

anh-chup-man-hinh-2022-10-31-luc-16.39.00.png

Mọi thứ thậm chí còn tồi tệ hơn trong thị trường ô tô đã qua sử dụng khi giá của một chiếc Toyota Camry 3 năm tuổi là 16,548 USD trong năm 2019 đã tăng lên 27,404 USD vào năm 2022.

Mức tăng tương tự cũng áp dụng cho những chiếc SUV đã qua sử dụng phổ biến bao gồm Jeep Compass (từ 15,706 USD lên 25,605 USD), Honda CR-V (từ 19,599 USD đến 30,193 USD) và Toyota RAV4 (từ 20,534 USD đến 32,056 USD).

Đơn cử như Hyundai SantaFe Premium 2.2L HTRAC đời 2020 đã đi 18.000 km đang được rao bán với giá 1,55 tỷ đồng, Hyundai SantaFe Premium 2.2L HTRAC đời 2021 đã đi 6.000 km được rao bán với giá 1,535 tỷ đồng. Trong khi đó, giá niêm yết xe mới của hãng đề xuất là 1,36 tỷ đồng (giá này chưa bao gồm thuế, phí).

7769158607506_268187618050845_3109202828338934159_n.jpg

Mẫu Kia Seltos Premium 1.4 AT đời 2021 đã đi hơn 12.000 km đang được rao bán giá 769 triệu đồng, cao hơn giá xe mới 10 triệu đồng.

Toyota Fortuner 2.8V 4x4 AT đời 2018 đã đi 50.000 km được rao bán giá 1,14 tỷ đồng, giá xe mới hãng đề xuất là 1,423 tỷ đồng (giá này chưa bao gồm thuế, phí).

Đa phần các chủ xe cũ đều nói lý do xe cũ tăng giá là vì khan hiếm hàng và xe của mình được "bảo đảm" vẫn còn "nguyên bản". Tuy nhiên, giới kinh doanh xe cho rằng nguyên nhân chính vẫn là tình trạng ăn theo việc khan hiếm của xe mới chính là cơ hội cho xe cũ bị "thổi giá" lên.

Xem thêm: Các ông lớn ngành ô tô lần lượt bị “sờ gáy” tại đất Hàn

Bảo Châm

Bình luận

Nổi bật

Phát triển năng lượng phi truyền thống ở Việt Nam với mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Phát triển năng lượng phi truyền thống ở Việt Nam với mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 14:09

(CL&CS) - Ngày 26/4/2024, tại Cung triển lãm Kiến trúc, Quy hoạch xây dựng Quốc gia đã diễn ra Hội thảo “Tiềm năng phát triển năng lượng phi truyền thống ở Việt Nam” do Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản phối hợp cùng Công ty TNHH Dịch vụ triển lãm SES Việt Nam tổ chức, Hội thảo đã tập trung vào hai dạng năng lượng chính: khí hóa than ngầm và năng lượng địa nhiệt.

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 08:19

(CL&CS) - Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.

Masan đặt mục tiêu 30 triệu hội viên WIN vào năm 2025

Masan đặt mục tiêu 30 triệu hội viên WIN vào năm 2025

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 08:04

(CL&CS) - Ra mắt vào năm 2023, chương trình hội viên WIN đã thu hút số lượng 8,5 triệu vào cuối quý 1/2024 và Masan dự kiến ​​sẽ đạt 30 triệu hội viên WIN vào năm 2025.