Thép Việt - Ý báo lỗ quý thứ 8 liên tiếp

(CLCS) - CTCP Thép Việt - Ý công bố lỗ 42 tỷ đồng trong quý 1/2020 nâng số lỗ lũy kế lên 588 tỷ đồng. Đây là quý lỗ thứ 8 liên tiếp của Thép Việt - Ý.

Cơ cấu cổ đông của Thép Việt - Ý khá cô đặc. Công ty Kyoei Steel sở hữu 73,805%; CTCP Thương mại Thái Hưng sở hữu 20,001% và 6,194% thuộc về các cổ đông khác.

Thép Việt - Ý cho biết trong quý 1, doanh thu đạt 756 tỷ đồng nhưng lợi nhuận gộp vỏn vẹn 46 triệu đồng. Hiện nay, công ty vay ngắn hạn 1.356 tỷ đồng nên trong quý 1 có chi phí lãi vay là 16 tỷ đồng. Ngân hàng cho Thép Việt - Ý vay gồm Mizuho Bank (cho vay 390 tỷ đồng), Sumitomo Mitsui Banking Corporation (564 tỷ đồng), MUFG Bank (373 tỷ đồng). Các khoản vay được bảo lãnh thông qua thư bảo lãnh của công ty mẹ Công ty TNHH Kyoei Steel.

Quý 1/2020, Thép Việt - Ý ghi nhận khoản lỗ 42 tỷ đồng. Đây là quý thứ 8 liên tiếp, Thép Việt - Ý ghi nhận thua lỗ và khoản lỗ lũy kế lên đến 588 tỷ đồng.

Thep Viet Y bieu do
Biểu đồ doanh thu, lợi nhuận hàng quý của Thép Việt - Ý. Đơn vị tính: tỷ đồng

Phó Tổng Giám đốc Thép Việt - Ý Satoshi Sugino giải trình về kết quả kinh doanh quý 1/2020, do sự hoành hành của đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Hầu hết các công trình và dự án xây dựng sản phẩm Thép Việt - Ý bị đình trệ; các dự án xây dựng mới hầu như không triển khai làm sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được. Việc lưu thông bị hạn chế làm cho việc vận chuyển hàng hóa đi tiêu thụ gặp rất nhiều khó khăn. Kết quả sản lượng tiêu thụ của công ty đã giảm 20% so với cùng kỳ các năm trước.

Ngoài ra, trong quý 1/2020, công ty đã thực hiện dừng sản xuất để tiến hành sửa chữa lớn đối với cả hai nhà máy thép và nhà máy phôi. Điều này đã phát sinh các khoản lỗ về chi phí cố định. Bên cạnh đó, biến động mạnh của tỷ giá hối đoái giữ USD và VND cũng là một nguyên nhân trực tiếp làm cho kết quả sản xuất kinh doanh thua lỗ.

Tính đến 31/3, công ty có tổng tài sản 2.508 tỷ đồng. Tuy liên tục thua lỗ và vay ngắn hạn 1.356 tỷ đồng nhưng công ty sở hữu 220 tỷ đồng các hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn gốc 1 tháng với lãi suất 4,7 - 5%/năm; 370 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn gốc 6 tháng, lãi suất 6,6%.

Năm 2020, công ty đặt kế hoạch doanh thu 3.634 tỷ đồng, giảm 21% so với năm 2019 và tiếp tục duy trì trạng thái thua lỗ với -66 tỷ đồng.

Cổ phiếu VIS của Thép Việt - Ý đang giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM từ 25/12/2006.

Mặc dù doanh nghiệp thua lỗ lớn nhưng cổ phiếu VIS đang được giao dịch ở mức giá khá cao 21.000 đồng/cổ phiếu.

Hiện nay, cổ phiếu VIS bị HOSE đưa vào diện kiểm soát từ ¾ do công ty có lợi nhuận sau thuế năm 2018 và 2019 lần lượt -326 tỷ đồng và -219 tỷ đồng. Nếu năm 2020, Thép Việt - Ý tiếp tục thua lỗ, cổ phiếu VIS sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc và phải chuyển sang giao dịch tại thị trường UPCoM.

Như Nguyễn

Bình luận

Nổi bật

Đất nền có thể sẽ tăng giá vào quý II/2024

Đất nền có thể sẽ tăng giá vào quý II/2024

sự kiện🞄Thứ sáu, 29/03/2024, 11:28

Từng là phân khúc chìm sâu trong “ế ẩm” và bị “chê” nhiều nhất trong năm 2023 nhưng đất nền cũng đang là phân khúc ghi nhận tốc độ phục hồi nhanh cả về giao dịch và giá chỉ trong vài tháng đầu năm 2024. Chuyên gia dự báo, đất nền có thể sẽ tăng giá vào quý II/2024.

Tài khoản tiết kiệm tiền tỷ “bốc hơi', lỗ hổng từ nhân viên ngân hàng

Tài khoản tiết kiệm tiền tỷ “bốc hơi', lỗ hổng từ nhân viên ngân hàng

sự kiện🞄Thứ sáu, 29/03/2024, 07:59

(CL&CS) - Việc liên tiếp khách hàng phản ánh tài khoản tiết kiệm bỗng dưng “bốc hơi” hàng chục tỷ đồng tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) đang gây xôn xao dư luận, nhất là khi vụ việc có dấu hiệu lừa đảo từ chính nhân viên ngân hàng.

Thị trường BĐS quý đầu năm 2024 có dấu hiệu khởi sắc

Thị trường BĐS quý đầu năm 2024 có dấu hiệu khởi sắc

sự kiện🞄Thứ năm, 28/03/2024, 15:35

Nhìn tổng quan thị trường bất động sản quý I đầu năm nay đã có tín hiệu khởi sắc khi hàng loạt động thái trợ lực giúp thị trường bất động sản khởi sắc như chính sách ưu đãi, lãi suất ngân hàng giảm, cùng với đó, thị trường cũng ghi nhận sự tái khởi động của hàng loạt dự án cũ và nhiều chủ đầu tư rốt ráo “bung hàng.”