Thao túng giá cổ phiếu, Chủ tịch FTM Lê Mạnh Thường bị phạt 600 triệu đồng

(CL&CS) - Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư và Phát triển Đức Quân (FTM) Lê Mạnh Thường và một cá nhân khác dùng 50 tài khoản để thao túng giá cổ phiếu. Cổ phiếu FTM đã có 30 phiên giảm sàn liên tiếp gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng cho nhà đầu tư.

Chủ tịch FTM Lê Mạnh Thường (trái) tại lễ trao quyết định niêm yết và chào mừng ngày giao dịch chính thức cổ phiếu FTM

Chủ tịch FTM Lê Mạnh Thường (trái) tại lễ trao quyết định niêm yết và chào mừng ngày giao dịch chính thức cổ phiếu FTM

Chủ tịch thao túng giá cổ phiếu

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán 600 triệu đồng/người đối với ông Lê Mạnh Thường (83B Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội) và bà Phạm Thị Phương (318/56/6 Thống Nhất, Gò Vấp, TP.HCM).

Qua kết quả giám sát, kiểm tra, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phát hiện ông Lê Mạnh Thường, Chủ tịch FTM và bà Phạm Thị Phương sử dụng 50 tài khoản để giao dịch nhằm mục đích tạo cung cầu giả tạo, thao túng cổ phiếu FTM.

Căn cứ kết quả xác minh của Cơ quan công an và kết quả kiểm tra, hậu quả do hành vi thao túng cổ phiếu FTM của hai cá nhân nêu trên gây ra, xác định theo quy định tại Điều 211 Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; không có số lợi bất hợp pháp từ hành vi vi phạm của hai cá nhân này.

FTM có phiên giao dịch đầu tiên tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) vào 6/2/2017 với giá đóng cửa 15.350 đồng/cổ phiếu. Thanh khoản của FTM lên đến hàng triệu cổ phiếu mỗi ngày dù khối lượng lưu hành chỉ 50 triệu cổ phiếu và hoạt động sản xuất kinh doanh không hấp dẫn đối với nhà đầu tư.

Ngoài hoạt động thao túng giá cổ phiếu của ông Lê Mạnh Thường và bà Phạm Thị Phương, FTM còn có sự góp sức của nhiều cá nhân khác để đẩy cổ phiếu này đạt đỉnh 25.450 đồng/cổ phiếu vào 28/5/2019 trước khi xảy ra 30 phiên giảm sàn liên tiếp, tương đương giảm 88%.

Đóng cửa phiên giao dịch 1/9, cổ phiếu FTM đạt 2.910 đồng/cổ phiếu, trở thành cổ phiếu có giá thấp thứ 2 tại HOSE. Giữ vị trí cuối bảng thuộc về cổ phiếu LCM của CTCP Khai thác và Chế biến khoáng sản Lào Cai.

Kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục

FTM vừa công bố báo cáo tài chính soát xét bán niên 2021, theo đó ghi nhận doanh thu 66 tỷ đồng, tăng 66,% so cùng kỳ năm trước. Công ty tiếp tục ghi nhận lỗ 94 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước lỗ 102 tỷ đồng.

Tại thời điểm 30/6, công ty có lỗ lũy kế 290 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu chỉ còn 219 tỷ đồng. Nguồn vốn hoạt động được tài trợ bởi chi phí phải trả 369 tỷ đồng và 874 tỷ đồng nợ vay. Tuy nhiên, phần lớn tài sản của công ty nằm ở các khoản phải thu 968 tỷ đồng, trong đó có nhiều khoản phải thu khó đòi.

Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam (AVA) cho biết, tại thời điểm 30/6, FTM chưa thực hiện trích lập dự phòng công nợ phải thu khó đòi quá hạn thanh toán 90 tỷ đồng. Theo đó, nếu khoản dự phòng này được ghi nhận trên bảng báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh thì chỉ tiêu chi phí quản lý doanh nghiệp tăng thêm 90 tỷ đồng, đồng thời lợi nhuận kế toán trước thuế giảm số tiền tương ứng. Lúc đó, trên bảng cân đối kế toán, khoản mục dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi sẽ tăng thêm 90 tỷ đồng, tương ứng khoản mục lợi nhuận sau thuế chưa phân phối cũng sẽ giảm đi số tiền tương ứng.

Hiện nay, FTM có các khoản vay ngân hàng quá hạn thanh toán với số tiền 464 tỷ đồng và lãi vay ngân hàng quá hạn thanh toán chưa được gia hạn số tiền 233 tỷ đồng. Đại dịch đã ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Khả năng hoạt động liên tục của công ty phụ thuộc vào việc gia hạn các khoản vay, các khoản phải trả từ các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng, nhà cung cấp, đồng thời còn phụ thuộc vào việc cơ cấu lại các khoản đầu tư của công ty.

Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá Việt Nam kết luận: Các điều kiện này cho thấy các yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn tới nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của FTM.

Hiện nay, FTM chưa khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc cổ phiếu bị đưa vào diện kiểm soát, HOSE tiếp tục duy trì diện kiểm soát đối với cổ phiếu FTM và sẽ xem xét hướng xử lý tiếp theo đối với cổ phiếu này sau khi có báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 của công ty.

Nguyễn Như

Bình luận

Nổi bật

Mảng xuất khẩu của VINAMILK khởi sắc nhờ các thị trường chủ lực

Mảng xuất khẩu của VINAMILK khởi sắc nhờ các thị trường chủ lực

sự kiện🞄Thứ sáu, 19/04/2024, 16:20

(CL&CS) - Mảng xuất khẩu của Vinamilk năm 2023 tăng về cả doanh thu và số thị trường, kết quả quí I/2024 dự báo tích cực. Bên cạnh sự đóng góp lớn từ các thị trường chủ lực truyền thống, nhiều thị trường mới đã được khai phá.

Nóng: Bộ Công an mở rộng điều tra vụ Thuận An, đề nghị cung cấp hồ sơ các gói thầu

Nóng: Bộ Công an mở rộng điều tra vụ Thuận An, đề nghị cung cấp hồ sơ các gói thầu

sự kiện🞄Thứ năm, 18/04/2024, 21:58

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an yêu cầu các địa phương rà soát, kiểm tra các dự án, gói thầu có liên quan tới Tập đoàn Thuận An.

Vụ Vạn Thịnh Phát: Kiến nghị Cơ quan điều tra vào cuộc, truy hồi dòng tiền liên quan 3 người đã chết

Vụ Vạn Thịnh Phát: Kiến nghị Cơ quan điều tra vào cuộc, truy hồi dòng tiền liên quan 3 người đã chết

sự kiện🞄Thứ năm, 18/04/2024, 00:21

Trong vụ Vạn Thịnh Phát, có 3 người đã chết, đều là các "sếp" tại SCB và VTP, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.