Đô thị đặc biệt nhất Việt Nam sẽ sở hữu khu đô thị trung hòa carbon đầu tiên của cả nước
Dự án dự kiến khởi công vào năm 2025 và sẽ hoàn thành qua 5 giai đoạn.
Tại Hội nghị Bộ trưởng Cộng đồng Không phát thải châu Á (AZEC) lần thứ 2, diễn ra tại Jakarta, Indonesia, bốn chủ thể đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác về khử carbon.
Các bên tham gia bao gồm Tập đoàn BRG (Việt Nam), Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản), CTCP Đầu tư Phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội (NHSC) và Công ty TNHH KCN Thăng Long (TLIP). Mục tiêu của biên bản ghi nhớ này là đưa Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội trở thành khu đô thị trung hòa carbon đầu tiên của Việt Nam, thậm chí là trên thế giới.
Biên bản ghi nhớ nhấn mạnh việc đạt được mục tiêu phi carbon hóa trong khu vực tích hợp của Dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội và khu công nghiệp Thăng Long thông qua các biện pháp quản lý năng lượng. Đây được coi là mô hình tiên phong cho các khu công nghiệp và thành phố thông minh trong tương lai tại Việt Nam, góp phần thực hiện cam kết trung hòa carbon của Chính phủ Việt Nam vào năm 2050.
Trong lễ ký kết, bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Tập đoàn BRG, bày tỏ kỳ vọng rằng dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội – một dự án hợp tác kinh tế trọng điểm giữa Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản – sẽ trở thành khu đô thị trung hòa carbon đầu tiên trên thế giới. Bà nhấn mạnh: "Đây sẽ là mô hình mẫu cho Hà Nội và Việt Nam trong việc phát triển một môi trường bền vững hơn."
Ông Takashi Yanai, Tổng Giám đốc Khối Hạ tầng của Sumitomo Corporation, chia sẻ rằng Tập đoàn Sumitomo đặt mục tiêu đạt mức trung hòa carbon vào năm 2050 và mong muốn đóng góp vào cam kết của Việt Nam trong việc giảm phát thải. Điều này sẽ được thực hiện thông qua phát triển các công nghệ như sản xuất điện tái tạo, các giải pháp tiết kiệm năng lượng, và các mô hình kinh doanh bền vững.
Dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội, với tổng mức đầu tư 4,2 tỷ USD, sẽ được xây dựng trên diện tích gần 272ha tại huyện Đông Anh, Hà Nội. Dự án dự kiến khởi công vào năm 2025 và sẽ hoàn thành qua 5 giai đoạn.
Đây là một trong những dự án thành phần thuộc khu vực phát triển đô thị dọc theo tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài, thực hiện theo cơ chế chính sách đặc thù được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào năm 2015. Kể từ năm 2018, TP. Hà Nội đã triển khai quy trình lựa chọn nhà đầu tư cho dự án này.
Theo Nghị quyết của Bộ Chính trị số 52-NQ/TW (ngày 27/9/2019) và Nghị quyết số 06-NQ/TW (ngày 24/1/2022), mục tiêu đến năm 2045 là đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa và phát triển đô thị bền vững, với việc xây dựng ít nhất 5 đô thị đạt tầm cỡ quốc tế.
Theo Niên giám Thống kê 2021, diện tích của Hà Nội là 3.359,8km2, dân số trung bình 8.330,8 triệu người, mật độ dân số 2.480 người/km2). Hà Nội nằm ở trung tâm châu thổ sông Hồng, tiếp giáp 8 tỉnh: Vĩnh Phúc, Thái Nguyên (ở phía Bắc), Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên (ở phía Đông), Hà Nam (ở phía Nam), Hòa Bình (ở phía Nam và phía Tây), Phú Thọ (ở phía Tây). Hà Nội cách thành phố cảng Hải Phòng 120km, cách thành phố Nam Định 87km tạo thành 3 cực chính của Đồng bằng sông Hồng.
Trong cuộc họp báo công bố lệnh của Chủ tịch nước diễn ra vào sáng ngày 23/7 tại Văn phòng Chủ tịch nước, 5 luật đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7. Trong đó, Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được thông qua gồm 7 Chương với 54 Điều, quy định cụ thể và rõ ràng vị trí và vai trò của Thủ đô; các chính sách, trách nhiệm xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô.
Luật Thủ đô (sửa đổi) đề xuất cho Hà Nội bổ sung 2 TP thuộc Thủ đô, đó là thành phố phía Bắc sông Hồng gồm các huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh; lấy hạt nhân là sân bay Nội Bài, sẽ định hướng trở thành thành phố logistics, dịch vụ. Thành phố thứ 2 trong Thủ đô là thành phố về giáo dục, đào tạo, khoa học thuộc phía Tây, Hòa Lạc, Xuân Mai với trung tâm là Khu công nghệ cao Hòa Lạc.
Việc bổ sung 2 thành phố thuộc Thủ đô theo Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ đưa Hà Nội trở thành đô thị đặc biệt nhất Việt Nam.
Lan Ngọc
Bình luận
Nổi bật
Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00
(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...
Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04
(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%
sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 20:59
(CL&CS)- Chiều 12/11, với 424/426 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.