Thứ ba, 20/08/2024, 10:08 AM

Thanh Hóa: Nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn

(CL&CS)- Việc phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn đã giúp người sản xuất, đơn vị cung ứng và tiêu thụ sản phẩm không chỉ nâng cao chất lượng sản phẩm mà có sự gắn kết bền chặt, cùng nhau mang đến cho người tiêu dùng nguồn thực phẩm chất lượng cao

Theo số liệu từ Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm và thủy sản tỉnh Thanh Hóa, trên địa bàn tỉnh có khoảng 1.165 chuỗi thực phẩm an toàn, tỷ lệ thực phẩm tiêu dùng được cung cấp thông qua các chuỗi đạt hơn 55%. Việc phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn đã giúp người sản xuất, đơn vị cung ứng và tiêu thụ sản phẩm không chỉ nâng cao chất lượng sản phẩm mà có sự gắn kết bền chặt, cùng nhau mang đến cho người tiêu dùng nguồn thực phẩm chất lượng cao và được kiểm định chặt chẽ của cơ quan chức năng, từ đó tạo niềm tin và sự yên tâm cho người tiêu dùng.

Với mục tiêu xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, huyện Thiệu Hóa đã chỉ đạo các xã, thị trấn tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ phụ trách về công tác quản lý an toàn thực phẩm; chủ cơ sở, người sản xuất, kinh doanh thực phẩm về sản xuất thực phẩm an toàn. Đồng thời, hỗ trợ và hướng dẫn các cá nhân, tổ chức cách xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng các loại như rau, củ, quả, thịt lợn sạch và chuỗi cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn. Đến nay, toàn huyện đã xây dựng được 40 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

screenshot_1724054441

Diện tích rau được cung ứng theo chuỗi thực phẩm an toàn tại xã Thiệu Vũ

Là người đang tham gia vào chuỗi sản xuất rau an toàn xã Thiệu Vũ, bà Trần Thị Tâm cho biết: Nhờ sự hướng dẫn tận tình của cán bộ nông nghiệp, tôi và bà con trong xã đã hiểu hơn về cách thức trồng rau an toàn. Nhất là các điều kiện để sản xuất trong nhà màng, nhà lưới như mực nước tưới, hệ thống tưới nhỏ giọt, sử dụng chế phẩm sinh học... Các sản phẩm sau khi thu hoạch phải được kiểm tra thật kỹ rồi mới đóng gói, dán nhãn và tem truy xuất nguồn gốc cho đúng quy định.

Tại huyện Vĩnh Lộc, việc xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn đã được triển khai bằng nhiều giải pháp, điển hình như việc thúc đẩy người dân liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp. Các địa phương trong huyện cũng trực tiếp tham gia với vai trò là “cầu nối” để doanh nghiệp và người dân thuận lợi thực hiện liên kết, nhằm bảo đảm lợi ích và quyền lợi chính đáng cho cả hai bên. Bên cạnh đó, huyện còn tạo nhiều thuận lợi về cơ chế, chính sách để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời, chú trọng hướng dẫn người dân áp dụng khoa học - kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất nhằm tiết kiệm thời gian, sức lực cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm. Hiện, huyện Vĩnh Lộc phát triển được 35 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn. Trong đó có 14 chuỗi cung ứng rau, quả; 13 chuỗi cung ứng lúa gạo; 5 chuỗi cung ứng thịt gia súc, gia cầm; 3 chuỗi cung ứng sản phẩm thủy sản.

Tại huyện Thọ Xuân đã cung cấp ra thị trường khoảng 16.500 tấn gạo, 5.600 tấn rau củ, 4.700 tấn thịt gia súc, gia cầm, 3.000 tấn thủy sản. Trong đó, 65% trở lên số lượng thực phẩm tiêu dùng trên địa bàn huyện được cung cấp thông qua chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng thực phẩm an toàn.

Để người tiêu dùng yên tâm về chất lượng sản phẩm được cung ứng qua các chuỗi, huyện đã tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất cho người sản xuất chọn lọc các sản phẩm phù hợp với thị trường để nhân rộng diện tích như thịt lợn, gạo, rau... theo tiêu chuẩn VietGAP; phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại tập trung, ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi giá trị. Cùng với đó, huyện đã phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn các doanh nghiệp, cá nhân sử dụng biểu mẫu ghi chép, lưu trữ hồ sơ, hỗ trợ kiểm soát, giám sát chất lượng sản phẩm và dán tem truy xuất nguồn gốc.

screenshot_1724054495

Diện tích rau an toàn được cung ứng thông qua chuỗi thực phẩm an toàn tại xã Quảng Hợp

Tại huyện Quảng Xương, từ những năm đầu thực hiện nhiệm vụ, huyện đã thành lập Ban chỉ đạo quản lý về vệ sinh thực phẩm an toàn. Đồng thời, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và tăng cường nguồn lực cho công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; nâng cao năng lực phân tích, kiểm nghiệm, chứng nhận chất lượng sản phẩm. Theo đó, trước mỗi vụ sản xuất, huyện đều triển khai phương án, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp và ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm, chú trọng hướng dẫn người dân áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, góp phần nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm. Hiện nay, 15 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn đã đưa ra thị trường gần 17 nghìn tấn lương thực, thực phẩm các loại được kiểm soát chất lượng theo hợp đồng nhằm tạo sản phẩm an toàn cho sức khỏe người dùng, có truy xuất nguồn gốc.

Việc phát triển các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn đã giúp hình thành nhiều mối liên kết giữa sản xuất, cung ứng và tiêu thụ, nguồn thực phẩm cũng được giám sát chặt chẽ. Không chỉ củng cố niềm tin từ người tiêu dùng, đây còn là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, nâng cao giá trị, sức cạnh tranh của sản phẩm; tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức, trách nhiệm của người dân trong sản xuất và tiêu dùng sản phẩm an toàn.

Thế Anh

Bình luận

Nổi bật

An Giang: Ứng dụng công  nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp giúp tăng năng suất

An Giang: Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp giúp tăng năng suất

sự kiện🞄Thứ sáu, 13/09/2024, 22:02

(CL&CS)- Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp ở TX. Tân Châu, tỉnh An Giang đã trở nên phổ biến. Từ lúa, cá, rau màu, cây ăn trái, nông dân đều tận dụng tốt nhất các loại công nghệ để phục vụ sản xuất giúp tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Sản lượng rau, quả tháng 8 giảm nhưng xuất khẩu vẫn tăng trưởng mạnh

Sản lượng rau, quả tháng 8 giảm nhưng xuất khẩu vẫn tăng trưởng mạnh

sự kiện🞄Thứ sáu, 13/09/2024, 10:54

(CL&CS) - Thời tiết bất lợi, mưa nhiều trong tháng 8 vừa qua đã ảnh hưởng đến sản lượng thu hoạch và chất lượng một số loại rau quả. Thị trường trái cây sôi động hơn trong dịp Rằm tháng 7 vừa qua, nhưng nhìn chung giá các loại trái cây chỉ tăng cục bộ những ngày cận Rằm, sau đó đã giảm trở lại.

Cà Mau phát triển giống gia cầm năng suất cao gắn với chăn nuôi an toàn sinh học

Cà Mau phát triển giống gia cầm năng suất cao gắn với chăn nuôi an toàn sinh học

sự kiện🞄Thứ năm, 12/09/2024, 10:33

(CL&CS)- Để đạt năng suất cao trong chăn nuôi thì khâu quan trọng là chọn con giống chất lượng, sạch bệnh, phù hợp với điều kiện của địa phương, gắn với chăn nuôi an toàn sinh học, thích ứng biến đổi khí hậu để mở rộng phát triển giống trong dân.