Techcombank ghi nhận lợi nhuận trước thuế tăng 22,3%

(CL&CS) - 6 tháng đầu năm 2022, Techcombank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 14,1 nghìn tỷ đồng, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm trước.

Năm 2022, Techcombank đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế đạt 27.000 tỷ đồng, tăng 16,2% so với 2021

Năm 2022, Techcombank đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế đạt 27.000 tỷ đồng, tăng 16,2% so với 2021

Chiều 21/7, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank, mã: TCB) công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2022 với lợi nhuận trước thuế đạt 14,1 nghìn tỷ đồng, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm trước.

Tính trong 6 tháng đầu năm, tổng thu nhập hoạt động của Techcombank tăng 16,6% so với cùng kỳ, lên mức 21,1 nghìn tỷ đồng, nhờ tăng trưởng mạnh mẽ ở cả thu nhập lãi và thu nhập từ hoạt động dịch vụ. Trong đó, thu nhập từ lãi đạt 15,9 nghìn tỷ đồng, tăng 25,1% so với cùng kỳ năm trước; thu nhập từ hoạt động dịch vụ tăng 29,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 4,4 nghìn tỷ đồng.

Tính đến ngày 30/6/2022, tổng tài sản ngân hàng đạt 623,7 nghìn tỷ đồng, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2021. Tổng dư nợ tín dụng của khách hàng trên báo cáo riêng lẻ cuối quý 2/2022 đạt 421,2 nghìn tỷ đồng, tăng 8,5% so với cuối năm 2021. Tổng tiền gửi là 321,6 nghìn tỷ đồng, tăng 2,2% từ đầu năm.

Trong đó, tiền gửi không kỳ hạn (CASA) đạt 152,7 nghìn tỷ đồng, tăng 14,4%. Tỷ lệ CASA giảm xuống 47,5% so với mức 50,4% cuối quý I/2022, do khách hàng có xu hướng chuyển dịch CASA sang một số sản phẩm khác như bất động sản và đầu tư chứng khoán. Tuy vậy CASA của Techcombank vẫn tiếp tục dẫn đầu ngành.

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) của Techcombank cũng vẫn nằm trong top đầu với 3,6%. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo Basel II đạt 15,7%. Cũng theo công bố trên, chi phí hoạt động của Techcombank đã tăng 24,3% so với cùng kỳ, đạt 6,4 nghìn tỷ đồng, với tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) ở mức 30,3%. Chi phí hoạt động tăng nhằm mục đích triển khai kế hoạch chiến lược của ngân hàng là đầu tư vào 3 lĩnh vực: Số hóa, Dữ liệu và Nhân tài.

Trong khi đó, chi phí dự phòng giảm đáng kể 56,1% so với cùng kỳ năm trước, do tình hình tài chính của nhiều khách hàng tiếp tục phục hồi, dẫn đến một số khoản trích lập dự phòng trước đây được hoàn nhập.

Tỷ lệ nợ xấu cuối quý 2 năm 2022 ở mức 0,6% với tỷ lệ bao phủ nợ xấu lành mạnh, 171,6%, phản ánh chất lượng và sự ổn định của tài sản trong và sau đại dịch COVID.  Nợ tái cơ cấu theo chương trình hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi COVID-19 là 0,5 nghìn tỷ đồng, tương đương 0,1% tổng dư nợ, giảm từ mức 1,6 nghìn tỷ đồng ở thời điểm 31 tháng 3 năm 2022.

Chia sẻ về kết quả kinh doanh, ông Jens Lottner, Tổng Giám đốc ngân hàng cho biết: "Techcombank tiếp tục đà tăng trưởng mạnh mẽ trong quý 2/2022, đặc biệt trong bối cảnh thị trường có nhiều thách thức. Những nguồn doanh thu cốt lõi của chúng tôi vẫn đạt kết quả rất tích cực, với nhu cầu tín dụng và biên lãi thuần đều ở mức cao đồng thời các nguồn thu nhập từ hoạt động dịch vụ chính tăng trưởng mạnh mẽ hai chữ số".

Cuối tháng 6 vừa qua, Techcombank hoàn tất huy động thành công khoản vay hợp vốn trị giá lên tới 1 tỷ USD, đánh dấu một mốc mới trong hoạt động huy động vốn nước ngoài của ngân hàng. Cho đến nay, đây là khoản tín dụng trung dài hạn có trị giá lớn nhất của một định chế tài chính Việt Nam trên thị trường hợp vốn quốc tế.

Đây là lần thứ ba Techcombank tiếp cận thị trường hợp vốn nước ngoài, sau khi hoàn tất huy động khoản vay đầu tiên trị giá 500 triệu USD vào năm 2020 và khoản vay thứ hai trị giá 800 triệu USD vào năm 2021.

Khoản tín dụng này được bảo lãnh phát hành toàn bộ với quy mô mục tiêu ban đầu 700 triệu USD, cùng quyền chọn cấp vốn trước. Khoản vay được chào bán chọn lọc cho một số nhà đầu tư vào cuối tháng 12 năm ngoái và được chính thức công bố rộng rãi vào tháng 2 năm nay.

Với kết quả phản hồi tích cực của thị trường, Techcombank quyết định nâng trị giá khoản vay lên 1 tỷ USD với ba kỳ hạn 3, 4 và 5 năm. Cấu phần 5 năm là sự tiếp nối thành công mà Techcombank đã đạt được trong đợt huy động vốn 800 triệu USD năm ngoái.

Năm 2022, Techcombank đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế đạt 27.000 tỷ đồng, tăng 16,2% so với 2021. Tín dụng dự kiến tăng 15% lên 446.600 tỷ đồng hoặc cao hơn, trong mức quy định của Ngân hàng Nhà nước. Tiền gửi của khách hàng sẽ tăng trưởng phù hợp với tín dụng thực tế. Techcombank đặt kế hoạch duy trì tỷ lệ nợ xấu dưới 1,5%

Minh Vân

Bình luận

Nổi bật

Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

sự kiện🞄Thứ sáu, 19/04/2024, 17:50

(CL&CS) - Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, lãnh đạo MB đã chia sẻ những mục tiêu kinh doanh trước thềm kỷ niệm 30 năm ngày thành lập ngân hàng (4/11/1994 - 4/11/2024) cùng nhiều nội dung nổi bật khác.

ĐHĐCĐ 2024: SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

ĐHĐCĐ 2024: SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

sự kiện🞄Thứ sáu, 19/04/2024, 17:48

(CL&CS) - Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 với mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5.888 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2023 và tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng.

Khối tự doanh công ty chứng khoán ngày 17/4: HPG, ACB... bị xả lượng lớn

Khối tự doanh công ty chứng khoán ngày 17/4: HPG, ACB... bị xả lượng lớn

sự kiện🞄Thứ tư, 17/04/2024, 17:02

Khối tự doanh công ty chứng khoán có động thái "lạ" sau 2 phiên mua ròng lượng lớn trước đó.