TCVN 13167:2020 quy định tiêu chí đánh giá đối với hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm
(CL&CS) - TCVN 13167:2020 về Truy xuất nguồn gốc – Các tiêu chí đánh giá hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F8 Thịt và sản phẩm thịt biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

TCVN 13167:2020 quy định các tiêu chí đánh giá đối với hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm. Ảnh minh họa.
Tiêu chuẩn này quy định tiêu chí đánh giá đối với hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm nhằm xác định các yếu tố cần thiết để xây dựng biện pháp thực hành đối với việc sản xuất và phân phối sản phẩm thực phẩm.
Các tiêu chí đánh giá thể hiện dưới dạng danh mục kiểm tra, được thiết kế để áp dụng và/hoặc xem xét hệ thống truy xuất nguồn gốc hiện hành của tổ chức, bao gồm cơ sở sản xuất, cơ sở sơ chế, cơ sở chế biến, nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho chuỗi cung ứng thực phẩm.
TCVN 13167:2020 áp dụng cho các tổ chức sau: cơ sở sản xuất bao bì và vật chứa; nông dân/cơ sở trồng trọt, chăn nuôi; cơ sở xuất khẩu và nhập khẩu; cơ sở cung cấp dịch vụ logistic; cơ sở sản xuất/cơ sở chế biến; cơ sở bán lẻ; cơ sở cung cấp dịch vụ lưu kho và ký gửi; cơ sở cung cấp dịch vụ logistic bên thứ ba; cơ sở vận chuyển; cơ sở bán buôn.
Đồng thời, tiêu chuẩn cũng đưa ra các mức độ tuân thủ tiêu chí đánh giá mà một tổ chức cần đáp ứng khi được đánh giá hệ thống truy xuất nguồn gốc, bao gồm 4 mức độ: bắt buộc, bắt buộc có điều kiện, tùy chọn và khuyến nghị.
Thứ nhất, về mức độ bắt buộc nghĩa là đưa ra yêu cầu tổ chức phải tuân thủ tất cả các điểm kiểm soát này: Các điểm kiểm soát này đáp ứng các yêu cầu quan trọng nhất theo TCVN 12850 về Truy xuất nguồn gốc – Yêu cầu chung đối với hệ thống truy xuất nguồn gốc, TCVN ISO 22005 và/hoặc tiêu chuẩn cụ thể đối với chuỗi cung ứng, chuyên gia đánh giá không được chỉ ra các điểm kiểm soát này là “không áp dụng”.
Thứ hai, về mức độ bắt buộc có điều kiện nghĩa là phải tuân thủ tất cả các điểm kiểm soát này: Các điểm kiểm soát này đáp ứng yêu cầu quan trọng nhất theo TCVN 12850, TCVN ISO 22005 và/hoặc tiêu chuẩn cụ thể đối với chuỗi cung ứng, nhưng chuyên gia đánh giá có thể chỉ ra các điểm kiểm soát này là “không áp dụng”, tùy theo thực tế hoặc tình huống cụ thể được thực hiện trong mỗi tổ chức.
Thứ ba, về mức độ tùy chọn nghĩa là không nhất thiết tuân thủ tất cả các điểm kiểm soát này: Các điểm kiểm soát này đáp ứng yêu cầu theo TCVN 12850 thuộc trách nhiệm của đối tác thương mại của các thương phẩm do tổ chức tiếp nhận được đánh giá.
Thứ tư, về mức độ khuyến nghị nghĩa là không nhất thiết tuân thủ tất cả các điểm kiểm soát này: Các điểm kiểm soát này đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn gốc theo các tiêu chuẩn khác ngoài TCVN 12850, theo biện pháp thực hành sản xuất tốt hoặc theo hướng dẫn truy xuất nguồn gốc quốc tế.
TCVN 13167:2020 nêu rõ, đánh giá là quá trình có hệ thống, độc lập và dạng văn bản để thu được bằng chứng khách quan và xem xét đánh giá chúng một cách khách quan để xác định mức độ thực hiện các tiêu chí đánh giá. Đánh giá nội bộ thường được gọi là đánh giá của bên thứ nhất, do tổ chức tự thực hiện hoặc thực hiện với danh nghĩa của tổ chức. Đánh giá bên ngoài bao gồm đánh giá của bên thứ hai và bên thứ ba.
Đánh giá của bên thứ hai được tiến hành bởi các bên quan tâm tới tổ chức như khách hàng hoặc người khác với danh nghĩa của khách hàng. Đánh giá bên thứ ba được tiến hành bởi tổ chức đánh giá độc lập, như tổ chức cấp chứng nhận/đăng ký sự phù hợp hoặc cơ quan quản lý.
Theo VietQ.vn
Bình luận
Nổi bật
Sơn La đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc, hướng đến phát triển ngành cà phê đạt tiêu chuẩn quốc tế
sự kiện🞄Thứ tư, 11/06/2025, 09:18
(CL&CS) - Cà phê là nông sản chủ lực, đồng thời là biểu tượng phát triển bền vững của ngành nông nghiệp Sơn La. Tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2030 mở rộng diện tích lên 25.000 ha, phát triển cà phê đặc sản, truy xuất nguồn gốc minh bạch, ứng dụng công nghệ cao và đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bí thư toàn quốc Đảng Cộng sản Pháp
sự kiện🞄Thứ tư, 11/06/2025, 08:25
Chiều 10/6 tại Paris, trong chương trình hoạt động song phương tại Cộng hòa Pháp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Bí thư toàn quốc Đảng Cộng sản Pháp Fabien Roussel.
Việt Nam đi hàng đầu trong tham gia Hiệp định quan trọng nhất về biển từ đầu thế kỷ
sự kiện🞄Thứ ba, 10/06/2025, 15:34
Ngày 9/6, trong khuôn khổ Hội nghị Đại dương lần thứ ba của Liên Hợp Quốc (UNOC 3), tại Nice, Cộng hòa Pháp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã cùng các nhà lãnh đạo thế giới tham gia sự kiện đặt biệt để cổ vũ và thúc đẩy tiến trình ký kết Hiệp định về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển ở vùng biển ngoài phạm vi tài phán quốc gia (còn gọi là Hiệp định về biển cả).
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.