Thứ tư, 15/01/2025, 09:01 AM

Truy xuất nguồn gốc ngành chế biến nước quả theo TCVN 13814:2023

(CL&CS) - TCVN 13814:2023 về Truy xuất nguồn gốc – Yêu cầu đối với chuỗi cung ứng nước quả do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F10 Rau quả và sản phẩm rau quả biên soạn, Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

1

TCVN 13814:2023 đưa ra các yêu cầu đối với chuỗi cung ứng nước quả để đảm bảo khả năng truy xuất nguồn gốc. Ảnh minh họa.

Người tiêu dùng mong muốn được sử dụng thực phẩm an toàn và đủ dinh dưỡng, đồng thời cũng mong muốn tất cả bên tham gia trong chuỗi cung ứng có biện pháp thực hành hiệu quả để cho phép định danh, định vị và thu hồi nhanh chóng các lô thực phẩm khi nghi ngờ hoặc xác nhận có vấn đề.

Để đảm bảo các hoạt động hiệu quả được áp dụng trong chuỗi cung ứng toàn cầu và liên hợp đang là thách thức. Theo đó, TCVN 13814:2023 hỗ trợ việc áp dụng các biện pháp thực hành kinh doanh nhất quán nhằm quản lý hiệu quả khả năng truy xuất nguồn gốc đối với ngành chế biến nước quả.

TCVN 13814:2023 về Truy xuất nguồn gốc – Yêu cầu đối với chuỗi cung ứng nước quả do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F10 Rau quả và sản phẩm rau quả biên soạn, Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Trong đó, truy xuất nguồn gốc là quá trình cho phép các đối tác theo dõi sản phẩm khi được chuyển từ vườn trồng đến cơ sở bán lẻ hoặc cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Mỗi đối tác thương mại tham gia truy xuất nguồn gốc phải định danh được nguồn trực tiếp (nhà cung cấp) và người tiêu thụ trực tiếp (khách hàng) của sản phẩm.

Ưu tiên hàng đầu trong truy xuất nguồn gốc là để bảo vệ người tiêu dùng thông qua việc định danh sản phẩm nhanh hơn và chính xác hơn. Điều này rất quan trọng khi sản phẩm bị loại ra khỏi chuỗi cung ứng.

TCVN 13814:2023 nêu rõ, đối tượng truy xuất là đối tượng cần xác định trong đường đi của chuỗi cung ứng. Các đối tượng truy xuất bao gồm cả sản phẩm chưa bao gói sẵn và đã bao gói sẵn; thùng cac-tông, vật chứa tái sử dụng được dùng trong vận tải; phương tiện vận chuyển…

Cơ sở sản xuất, kinh doanh phải xác định đối tượng truy xuất (vật phẩm có thể truy xuất). Vật phẩm có thể truy xuất có thể là: sản phẩm hoặc thương phẩm (ví dụ: hộp/thùng cac-tông, vật phẩm tiêu dùng); đơn vị logistic (ví dụ: pa-let, công-ten-nơ vận chuyển); chuyến hàng hoặc sự di chuyển của một sản phẩm hoặc thương phẩm; tài sản (ví dụ: chai, thùng tái sử dụng)...

Bên cạnh đó, phải có sự thống nhất giữa các đối tác thương mại về vật phẩm có thể truy xuất nhằm đảm bảo các bên cùng truy xuất một đối tượng. Nhãn thể hiện mã định danh vật phẩm có thể truy xuất nguồn gốc phải ở trên bao gói cho đến khi thương phẩm đó được tiêu dùng hoặc tiêu hủy (bởi đối tác thương mại tiếp theo). Nguyên tắc này áp dụng khi vật phẩm có thể truy xuất nguồn gốc là một phần của hệ thống phân cấp đóng gói lớn hơn.

Nước quả là dịch lỏng chưa bị lên men nhưng có thể lên men, thu được từ phần ăn được của quả tươi, có độ chín thích hợp, còn lành lặn hoặc quả được bảo quản trong điều kiện tốt với phương thức thích hợp kể cả phương pháp xử lý bề mặt sau thu hoạch.

Theo VietQ.vn

Bình luận

Nổi bật

TCVN 13828:2023 yêu cầu đối với chương trình đào tạo người trộn khí hỗn hợp

TCVN 13828:2023 yêu cầu đối với chương trình đào tạo người trộn khí hỗn hợp

sự kiện🞄Thứ ba, 17/06/2025, 15:16

(CL&CS) - Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13828:2023 (tương đương ISO 13293:2012) đặt ra yêu cầu rõ ràng về năng lực và chương trình đào tạo người trộn khí hỗn hợp là bước tiến quan trọng giúp chuyên nghiệp hóa ngành dịch vụ lặn tại Việt Nam.

Mỗi xã có tối đa 2 xe ô tô phục vụ công tác chung

Mỗi xã có tối đa 2 xe ô tô phục vụ công tác chung

sự kiện🞄Thứ hai, 16/06/2025, 21:28

(CL&CS) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 153/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/2023/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 2023 của Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô.

Kết hợp tiêu chuẩn ISO/IEC 42001 và RAM - hướng phát triển bền vững AI toàn diện hơn

Kết hợp tiêu chuẩn ISO/IEC 42001 và RAM - hướng phát triển bền vững AI toàn diện hơn

sự kiện🞄Thứ hai, 16/06/2025, 13:58

(CL&CS) - Việc kết hợp Khung đánh giá mức độ sẵn sàng AI của UNESCO với tiêu chuẩn ISO/IEC 42001:2023 giống như một hướng đi bền vững cho sự phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) toàn diện hơn.