Thứ hai, 22/05/2023, 08:14 AM

Tăng cường năng lực kỹ thuật của hạ tầng chất lượng quốc gia theo hướng đồng bộ và hội nhập quốc tế

(CL&CS)- Đây là một trong những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu được nêu ra trong dự thảo Đề án “Phát triển hạ tầng chất lượng quốc gia theo hướng tập trung, thống nhất, đồng bộ và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2030, định hướng đến năm 2035”.

Dự thảo nêu rõ, mục tiêu chung của Đề án là tạo nền tảng pháp lý và kỹ thuật để hình thành được hạ tầng chất lượng quốc gia theo hướng tập trung, thống nhất, đồng bộ các hoạt động về tiêu chuẩn, đo lường, đánh giá sự phù hợp, công nhận từ trung ương đến địa phương.

Tiếp tục hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp tham gia xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn trong các ngành lĩnh vực của nền kinh tế; thường xuyên rà soát, thống kê số lượng các tổ chức, doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn trong hệ thống chỉ tiêu về phát triển hạ tầng chất lượng quốc gia;

Nâng cao năng lực kỹ thuật của cơ quan tiêu chuẩn hoá quốc gia; xây dựng mô hình tổ chức, hoạt động các ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia bảo đảm sự tập trung thống nhất và hiệu quả trong công tác xây dựng tiêu chuẩn theo hướng khuyến khích các tổ chức, hiệp hội, trường, viện nghiên cứu cùng tham gia xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn quốc tế.

phat-trien-ha-tang-chat-luong-quoc-gia

Tăng cường năng lực kỹ thuật của hạ tầng chất lượng quốc gia theo hướng đồng bộ và hội nhập quốc tế

Xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn phát triển nguồn nhân lực về tiêu chuẩn; ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ về tiêu chuẩn hoá đối với các chuyên gia kỹ thuật trẻ từ các trường đại học, cao đẳng kỹ thuật, trường nghề; hình thành mạng lưới chuyên gia về tiêu chuẩn được công nhận/chứng nhận theo chuẩn mực quốc tế.

Về đo lường, tổ chức triển khai các nhiệm vụ khoa học công nghệ để nghiên cứu, nhận diện một số giải pháp công nghệ chủ chốt về đo lường: Đo lường 4.0, đám mây đo lường (Metrology cloud), hệ thống đo lường ảo, phương tiện đo ảo, chứng chỉ hiệu chuẩn số, hiệu chuẩn từ xa... 

Rà soát, bổ sung, xây dựng mới các Văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam về quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đối với phương tiện đo, chuẩn đo lường mới phục vụ quá trình chuyển đổi số, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn của nền kinh tế như: quy trình đồng bộ thời gian chuẩn quốc gia trong lĩnh vực giao thông, thông tin, chứng khoán; quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đối với thiết bị sạc điện cho xe điện; các quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đối với phương tiện đo, chuẩn đo lường phục vụ cho quan trắc môi trường, khí tượng thủy văn, bảo vệ môi trường...;

Đẩy mạnh triển khai kết nối hệ thống chuẩn đo lường quốc gia với các chuẩn đo lường quốc tế; nâng cao năng lực hạ tầng kỹ thuật đo lường quốc gia, bảo đảm tính đồng bộ, liên kết với các chuẩn đo lường chính, chuẩn đo lường công tác của các Bộ ngành, địa phương và doanh nghiệp.

Theo dự thảo đề án mục tiêu đến năm 2030, hoàn thiện cơ bản hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phát triển hạ tầng chất lượng quốc gia trong đó có Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá và các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý khác có liên quan; chỉ số Hạ tầng chất lượng quốc gia của Việt Nam đạt vị trí 45 trong bảng xếp hạng Chỉ số hạ tầng chất lượng toàn cầu.

Tỷ lệ hài hoà của hệ thống quốc gia với tiêu chuẩn, quy tắc thực hành, hướng dẫn, khuyến nghị (sau đây viết tắt là tiêu chuẩn) quốc tế và khu vực đạt tối thiểu 70%; cơ bản hoàn thiện toàn bộ hệ thống tiêu chuẩn trong các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế như chuyển đổi số, tiết kiệm năng lượng, chuyển đổi năng lượng xanh, kinh tế tuần hoàn, quản lý xã hội, đô thị thông minh, sản xuất thông minh; tối thiểu 9000 tổ chức, doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn trong hệ thống chỉ tiêu về phát triển hạ tầng chất lượng quốc gia...

Đến năm 2035, chỉ số Hạ tầng chất lượng quốc gia của Việt Nam đạt vị trí 40 trong bảng xếp hạng Chỉ số hạ tầng chất lượng toàn cầu. Tỷ lệ hài hoà của hệ thống tiêu chuẩn quốc gia với tiêu chuẩn quốc tế và khu vực đạt tối thiểu 75%; tối thiểu 12000 tổ chức, doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn trong hệ thống chỉ tiêu về hạ tầng chất lượng quốc gia.

Xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược tiêu chuẩn hoá quốc gia, kế hoạch phát triển chuẩn đo lường quốc gia; Xây dựng và ban hành tiêu chí phân loại các tổ chức công nhận quốc gia, tổ chức đánh giá sự phù hợp quốc gia, tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm (sau đây viết tắt là tổ chức NQI cấp quốc gia); các cơ chế chính sách ưu tiên để phát triển tổ chức NQI cấp quốc gia;

Ban hành văn bản hướng dẫn tăng cường năng lực đo lường, đánh giá sự phù hợp của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các bộ, ngành, địa phương đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội; Xây dựng và triển khai Đề án chuyển đổi số ngành Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, phù hợp với Chương trình chuyển đổi số quốc gia và Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số; Xây dựng văn bản hướng dẫn thực hiện về chuyển đổi số trong ngành tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; Xây dựng cơ chế, chính sách phối hợp giữa Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ, ngành, địa phương để thực hiện có hiệu quả các hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra về tiêu chuẩn, đo lường, đánh giá sự phù hợp, công nhận.

Để đạt được các mục tiêu trên, Đề án đặt ra các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu như hoàn thiện hệ thống, chính sách pháp luật, văn bản quản lý về phát triển hạ tầng chất lượng quốc gia; tăng cường năng lực kỹ thuật của hạ tầng chất lượng quốc gia; chuyển đổi số trong hạ tầng chất lượng quốc gia; tăng cường hợp tác quốc tế; tập trung đẩy mạnh công tác truyền thông. 

Trung Kiên

Bình luận

Nổi bật

Một số sản phẩm thực phẩm của Việt Nam bị thu hồi tại Singapore

Một số sản phẩm thực phẩm của Việt Nam bị thu hồi tại Singapore

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 20:54

(CL&CS) - Theo quy định về thực phẩm của Singapore, các sản phẩm thực phẩm có chứa bất kỳ thành phần nào có thể gây mẫn cảm cho người tiêu dùng đều phải được ghi rõ trên bao bì thực phẩm để bảo vệ người tiêu dùng.

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mua, bán hàng có giá trị lớn trên không gian mạng

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mua, bán hàng có giá trị lớn trên không gian mạng

sự kiện🞄Thứ năm, 25/04/2024, 09:18

(CL&CS) - Thời gian qua, trên địa bàn một số huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Thanh Hóa liên tiếp xảy ra nhiều vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức mua, bán hàng hóa có giá trị lớn trên không gian mạng, gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự, gây tâm lý hoang mang lo lắng trong nhân dân.

Thúc đẩy xây dựng hoàn thiện khung pháp lý VA-VASP

Thúc đẩy xây dựng hoàn thiện khung pháp lý VA-VASP

sự kiện🞄Thứ năm, 25/04/2024, 09:18

(CL&CS)- Ngày 24/4, trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 2 năm thành lập và Diễn đàn thường niên “Blockchain và AI: Cuộc cách mạng tương lai”, Hiệp hội Blockchain Việt Nam tổ chức buổi tọa đàm khoa học lần thứ 4 nhằm góp ý xây dựng hoàn thiện khung pháp lý VA-VASP