Chủ nhật, 16/07/2023, 13:00 PM

Hạ tầng chất lượng quốc gia (NQI): Chỉ số Hạ tầng chất lượng toàn cầu (GQII)

(CL&CS) - Ngày nay, NQI đã trở thành một phần của thể chế quan trọng của một số nước. Trong những thập kỷ gần đây, các nước mới nổi và các nước đang phát triển đã thành lập các NMI, NSB và NAB. Tuy nhiên, hiện nay, vẫn chưa có đầy đủ dữ liệu thống kê để chứng minh “phát hiện” này. GQII hướng tới mục đích thu hẹp khoảng cách thông tin, cải thiện tính minh bạch về dữ liệu thống kê của các nước về vấn đề hạ tầng chất lượng quốc gia.

  • Dữ liệu thống kê NQI

GQII cung cấp dữ liệu về sự phát triển của NQI ở 184 nước. Do đó, chỉ số này bao gồm thông tin liên quan đến hoạt động của NQI đối với tất cả các nước công nghiệp phát triển và đang phát triển. Nền tảng thông tin này phục vụ các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách và người sử dụng các dịch vụ của NQI. Đồng thời, GQII được xem như một nguồn thông tin tin cậy dành cho các nhà tài trợ và các chương trình hợp tác phát triển quốc tế nhằm theo dõi tác động của sự hỗ trợ đến tiến độ phát triển NQI ở các nước đối tác.

2

Ngày nay, NQI đã trở thành một phần của thể chế quan trọng của một số nước. Trong những thập kỷ gần đây, các nước mới nổi và các nước đang phát triển đã thành lập các NMI, NSB và NAB. Tuy nhiên, hiện nay, vẫn chưa có đầy đủ dữ liệu thống kê để chứng minh “phát hiện” này. GQII hướng tới mục đích thu hẹp khoảng cách thông tin, cải thiện tính minh bạch về dữ liệu thống kê của các nước về vấn đề hạ tầng chất lượng quốc gia.

Nhìn chung, các tài liệu về dữ liệu so sánh hiện trạng phát triển NQI của các nước hiện nay còn nhiều hạn chế. Mặc dù các tổ chức quốc tế, khu vực và quốc gia đều công bố thường xuyên các thông tin này, tuy nhiên, chỉ đề cập đến các hoạt động riêng lẻ, không đề cập đến các thông tin tổng thể về NQI. Mặt khác, chất lượng cũng như tính chính xác của dữ liệu ở các nước là rất khác nhau.

Bước vào kỷ nguyên số với Trí tuệ nhân tạo (AI)[1], Dữ liệu lớn, Blockchain và Internet vạn vật (IoT), NQI phải đối mặt với nhiều thách thức. Covid-19 là “một chất xúc tác” cho quá trình kiểm soát từ xa, hình thành các cuộc họp ảo trên nền tảng số... Tuy nhiên, những thách thức trong thời gian tới chắc chắn sẽ còn lớn hơn, do đó đòi hỏi cách thức tiếp cận, thu thập và sử dụng dữ liệu một cách chiến lược, có hệ thống.

Cho đến nay, các cơ quan công nhận chủ yếu sử dụng dữ liệu của họ để chứng minh rằng các tổ chức này có đủ năng lực công nhận. Vì nhiều lý do khác nhau, các dữ liệu này vẫn chưa được sử dụng trong các mục đích khác. Việc trao đổi dữ liệu và thông tin giữa NQI ít được thực hiện. Giống như Kinh doanh Thông minh (Business Intelligence) [Chugh và Grandhi, 2013], mô hình “NQI thông minh” với quy trình dựa trên công nghệ mới sẽ có nhiều tiềm năng trong việc phân tích dữ liệu và đưa ra các thông tin quan trọng cho các nhà lãnh đạo, các tổ chức tham gia vào NQI.

  • GQII là một chỉ số tổng hợp, đo lường mức độ phát triển NQI

Trung tâm Nghiên cứu Hỗn hợp thuộc Ủy ban Châu Âu (Joint Research Centre of the European Commission, JRC) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) coi các chỉ số tổng hợp (Composite Indicators, CI) là công cụ hữu ích trong việc phân tích chính sách và truyền thông nhằm so sánh hiệu quả hoạt động của các nước [JRC và OECD, 2008]. CI có vai trò quan trọng trong việc so sánh và xếp hạng hiệu quả hoạt động của các nước đối với các yêu cầu về năng lực cạnh tranh công nghiệp, phát triển bền vững, toàn cầu hóa và đổi mới sáng tạo. Mặc dù được chứng minh là một chỉ số quan trọng trong việc đánh giá các nước, CI cũng có thể bị hiểu sai nếu các thông điệp chính sách không được phân tích cụ thể, qua đó có thể “đánh lừa” các nhà hoạch định trong việc đưa ra các kết luận phân tích chính sách.

CI là một chỉ số được rất nhiều nước quan tâm, được đánh giá theo các nhóm và tổ chức. Bảng 1 cung cấp một “bức tranh” tổng quan về ưu và nhược điểm của các CI.

Bảng 1: Ưu và nhược điểm của các CI

Ảnh chụp Màn hình 2023-05-16 lúc 12.31.10

GQII cung cấp thông tin về NQI cho chỉ số CI. Theo Sổ tay về xây dựng các CI, “… chất lượng tổng thể của các CI phụ thuộc vào hai khía cạnh: chất lượng của dữ liệu và chất lượng của các quy trình được sử dụng để xây dựng và phổ biến CI…” [JRC và OECD, 2008].

Với cách thức tiếp cận hệ thống và đo lường mức độ phát triển NQI ở các nước, GQII thể hiện đầy đủ các thông tin, dữ liệu về NQI của các nước và quốc tế trong các lĩnh vực đo lường, tiêu chuẩn hóa, công nhận và hoạt động đánh giá sự phù hợp. GQII xác định thông tin về các cấu phần và mối liên hệ giữa các cấu phần của NQI. Một số thông tin thể hiện sự công nhận quốc tế của NQI. Một số thông tin khác thể hiện phạm vi của các tổ chức đánh giá sự phù hợp được công nhận đối với hệ thống quản lý chứng nhận. Các thông tin này cung cấp một “thước đo” chung về mức độ phát triển NQI của một nước.

GQII được xây dựng dựa trên các thông tin, dữ liệu được công bố chính thức trên các trang web của NQI quốc gia và quốc tế. Do đó, độ tin cậy của GQII được giới hạn bởi chất lượng của dữ liệu do NQI cung cấp. Các dữ liệu đều có sẵn, miễn phí và có thể được tải xuống trên trang web GQII [https://gqii. org].

Sức “hấp dẫn” của GQII được thể hiện ở giá trị tiếp cận toàn cầu của chỉ số này. Một dự án đo lường sự phát triển của NQI ở châu Phi được thực hiện [https://www.intra-afrac.com/News%20Attachments/PAQI_TBT_Stocktaking_2020_En_WEB.pdf]. Tổ chức Hạ tầng chất lượng liên Châu Phi (PanAfrican Quality Infrastructure, PANQI) đã đưa ra một phương pháp đánh giá sự phát triển NQI của 55 quốc gia châu Phi vào các năm 2014, 2017 và 2020. Sử dụng các màu (xanh lá cây, vàng và đỏ) của đèn giao thông để minh họa hiện trạng phát triển của NQI ở các nước nói chung và các cấu phần NQI khác nhau. Phương pháp này giúp cung cấp các thông tin chính thức về sự phát triển của NQI theo thời gian, được xác nhận bởi đại diện của các tổ chức khu vực về đo lường, tiêu chuẩn và công nhận. Tuy nhiên, so sánh với GQII, phương pháp PANQI chỉ dựa vào một phần trên dữ liệu được công bố. Cả hai phương pháp này (GQII, PANQI) bổ sung cho nhau và đưa ra các kết quả có thể so sánh được.

GQII được tính toán đầu tiên vào năm 2011, sau đó là năm 2019, khi Harmes-Liedtke và Oteiza Di Matteo bắt đầu đánh giá và so sánh dữ liệu về sự phát triển NQI của các nước [Harmes-Liedtke và Oteiza Di Matteo, 2011; Harmes-Liedtke và Oteiza Di Mateo, 2019]. Phương pháp tiếp cận của Harmes-Liedtke và Oteiza Di Matteo đã được đón nhận rộng rãi trong những năm tiếp theo, được thảo luận và trích dẫn bởi các chuyên gia và các nhà nghiên cứu về NQI. Các góp ý và phản hồi từ các nhà nghiên cứu và các chuyên gia về NQI đã giúp 02 tác giả tiếp tục hoàn thiện phương pháp tính và phạm vi của GQII.

Tuy nhiên, cũng có một số chuyên gia đã bày tỏ 1 số vấn đề quan ngại về GQII như việc xếp hạng các nước. Về cơ bản, có hai quan điểm về vấn đề này. Một quan điểm cho rằng nếu các số liệu thống kê thực sự có ý nghĩa thực tiễn thì việc xác định điểm số đánh giá là rất quan trọng đối với giới truyền thông và các nhà hoạch định chính sách. Quan điểm khác lại cho rằng việc tích hợp các biến số trong quá trình tính toán GQII là tùy ý, do đó, không có cơ sở khoa học về việc sử dụng các nguồn dữ liệu NQI riêng lẻ. Trong khi đó, việc việc tích hợp một biến số cố định để tính toán các chỉ số và xếp hạng là không khả thi.

Trong trường hợp của GQII, đánh giá xếp hạng có thể “bị hiểu sai” rằng tất cả các nước đều hướng tới xếp hạng NQI cao nhất có thể. Đồng thời, có thể có những tác động nhất định đến các chỉ số của một nước đạt được thứ hạng tốt hơn. Tuy nhiên, do việc lựa chọn các nguồn dữ liệu khác nhau, Harmes-Liedtke và Oteiza Di Matteo cho rằng sẽ ít có khả năng dẫn đến các tác động “không công bằng” này. Ngay cả khi một nước tập trung nâng cao chỉ số của một thành phần trong NQI, thì điều này cũng được phản ánh rõ ràng trong toàn bộ hệ thống NQI của nước đó.

Một số nội dung khác liên quan đến tầm quan trọng của dữ liệu. Ví dụ, Năng lực đo và hiệu chuẩn (CMC) nói riêng chỉ phản ánh hạn chế về hiệu quả đo lường của một nước. Các chuyên gia cũng chưa thống nhất khi cho rằng số lượng các tổ chức đánh giá sự phù hợp được công nhận là một chỉ số quan trọng để đánh giá hoạt động của cơ quan công nhận quốc gia. Do đó, không thể khẳng định chỉ số GQII cao hơn sẽ là “tốt hơn”, mà cần xem xét xếp hạng GQII được đặt trong bối cảnh phát triển của từng nước.

Về ý nghĩa của chỉ số GQII, chỉ số GQII thể hiện hiện trạng phát triển tương đối NQI của một nước. Điều này không khẳng định việc cung cấp các hoạt động NQI có phù hợp với trình độ phát triển của nước đó hay nhu cầu của doanh nghiệp địa phương hay không. Tuy nhiên, mối tương quan chặt chẽ với xuất khẩu và chỉ số GQII cho thấy sự phát triển NQI của một nước thường tương ứng với năng lực phát triển kinh tế của nước đó.

Harmes-Liedtke và Oteiza Di Matteo cho rằng NQI của quốc gia và quốc tế đều dựa trên một số dữ liệu của GQII, qua đó các tác giả đã chứng minh tầm quan trọng của các hoạt động NQI. Ưu điểm của GQII là các dữ liệu khác nhau được đặt trong bối cảnh quốc tế và được so sánh với nhau. Dữ liệu NQI của các nước có vai trò rất quan trọng vì chỉ số này là tài liệu tham khảo cho tất cả các nghiên cứu về thương mại và phát triển.

Các số liệu của GQII thể hiện từng bối cảnh cụ thể của một nước và do đó, chỉ số GQII cần được kết hợp với thông tin định tính trong quá trình phân tích. GQII không khẳng định về tính tuyệt đối chính xác của “bản đồ NQI” trên toàn thế giới, nhưng hiện nay, GQII được sử dụng như là một “bản đồ NQI” tốt nhất có thể thể hiện sự phát triển toàn diện của NQI.

Tất cả các chuyên gia đều đồng ý rằng việc sử dụng các dữ liệu mang tính hệ thống có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển NQI. Cơ sở dữ liệu GQII mở ra cơ hội cho các nghiên cứu, phân tích cụ thể về NQI. Ví dụ, dữ liệu GQII là cơ sở để xem xét các chương trình công nhận mới toàn cầu, là nền tảng để phát triển mô hình “NQI thông minh” trong tương lai. Harmes-Liedtke và Oteiza Di Matteo đã đề cập đến việc áp dụng các sáng kiến Kinh doanh thông minh trong doanh nghiệp nhằm hỗ trợ việc thu thập và xử lý thông tin có hệ thống. “NQI thông minh” được hiểu là mô hình NQI có thể chia sẻ dữ liệu nhằm tìm kiếm các khách hàng tiềm năng và làm cơ sở cho việc lập kế hoạch chiến lược chung dựa trên các bằng chứng cụ thể. Các công cụ của NQI có thể được ứng dụng và phát triển trong hoạt động nghiên cứu thị trường. Trên cơ sở đó, các cơ quan chịu trách nhiệm về phát triển NQI của các nước có thể chủ động xác định các xu hướng và nhu cầu hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội.

  • Chỉ số GQII của các nước trên thế giới

Mã quốc gia theo ISO 3166 được sử dụng trong việc đặt tên các nước. Việc sử dụng các chữ viết tắt đã được tiêu chuẩn hóa. Số lượng các nước của mạng lưới NQI quốc tế vượt xa số lượng các thành viên của các tổ chức tổ chức quốc tế khác (xem Bảng 2).

Bảng 2: Các nước là thành viên của các tổ chức quốc tế nằm trong phạm vi nghiên cứu của GQII (Nguồn: Trang web của các tổ chức)

Ảnh chụp Màn hình 2023-05-16 lúc 12.33.43

Các nghiên cứu về NQI trước đây bị giới hạn trong phạm vi trong các nước tham gia ký kết IAF MRA (hiện có 85 nước). Điều này có ưu điểm là các nước tham gia ký kết IAF MRA đều có hệ thống được quốc tế công nhận. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là không có số liệu đầy đủ về NQI của rất nhiều nước đang phát triển. Do đó, tác giả đã đưa một số trọng số công nhận phù hợp vào quá trình tính toán để làm rõ sự khác biệt giữa các nước tham gia ký kết IAF MRA và các nước khác.

Việc mở rộng số lượng các nước tham gia vào nghiên cứu về NQI sẽ đặt ra những thách thức lớn, đặc biệt là việc so sánh dữ liệu. Đối với một số các nước nhỏ hơn, tác giả đã đưa ra một số chỉ số khác với các chỉ số công nhận được quốc tế thừa nhận để tính toán trình độ phát triển NQI của các nước này. Đối với một số nước không có cơ quan công nhận riêng, tác giả đã tính số lượng các tổ chức đánh giá sự phù hợp của nước đó được công nhận ở nước ngoài. Với mục đích này, tác giả đã thu thập tương đối đầy đủ, hệ thống dữ liệu về hoạt động công nhận xuyên quốc gia (Hình 2.1). Một nghiên cứu chi tiết về chủ đề công nhận xuyên quốc gia đã được thực hiện bởi Harmes-Liedtke/Matta [Harmes-Liedtke/Matta, 2021]

3

Hình 1: Công nhận xuyên quốc gia

[Tác giả xây dựng dựa trên nguồn tham khảo của Harmes-Liedtke/Matta (2021)]

Hình 1 mô tả về công nhận xuyên quốc gia. Các vòng tròn đại diện cho các nước có cơ quan công nhận, các tổ chức đánh giá sự phù hợp ở nước ngoài hoặc các nước có tổ chức đánh giá sự phù hợp đã được công nhận quốc tế. Kích thước của các vòng tròn cho biết số lượng công nhận xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Các vòng tròn được sắp xếp theo bản đồ thế giới. Vòng tròn lớn ở phía tây bắc đại diện cho Hoa Kỳ, các vòng tròn ở trung tâm phía trên đại diện cho châu Âu và Đông Nam nước Úc. Về màu sắc, bản đồ hiển thị các cụm khác nhau đại diện cho công nhận toàn cầu và một số khu vực xuyên quốc gia.

Từ góc độ phát triển, điểm mạnh của GQII là GQII thể hiện thông tin về sự phát triển QI của tất cả các thành viên của Ủy ban Viện trợ Phát triển OECD (Development Aid Committee, DAC) và hầu hết tất cả các nước nhận ODA (Bảng 3). Một số ngoại lệ là các nước như Kiribati, Niue, Palau, São Tomé và Principe, Tuvalu, Tokelau và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Các nước này chưa có bất kỳ tài liệu NQI liên quan nào hoặc là đối tượng thụ hưởng của hợp tác phát triển.

Bảng 3: Các bên tài trợ và các nước nhận hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)

Ảnh chụp Màn hình 2023-05-16 lúc 12.49.32
Ảnh chụp Màn hình 2023-05-16 lúc 12.50.12
Ảnh chụp Màn hình 2023-05-16 lúc 12.51.34

Chú thích: [1] AI là một phần trong trí tưởng tượng của chúng ta và là chủ đề bàn luận sôi nổi trong các phòng thí nghiệm nghiên cứu kể từ khi một nhóm các nhà khoa học máy tính sử dụng thuật ngữ này tại Hội nghị Dartmouth vào năm 1956 – lĩnh vực AI bắt đầu từ đó. Trong nhiều thập kỷ sau đó, AI được dự đoán là chìa khóa mở ra một tương lai tươi sáng nhất của nền văn minh nhân loại.

P.V

Bình luận

Nổi bật

Ứng dụng IoT trong sản xuất giúp nâng cao chất lượng và tăng năng suất

Ứng dụng IoT trong sản xuất giúp nâng cao chất lượng và tăng năng suất

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 15:25

(CL&CS)- Chiều ngày 26/4, Công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông tổ chức triển lãm các thành tựu sau 4 năm chuyển đổi số (2020 - 2024) và Workshop: Từ nhà máy thông minh đến ngôi nhà thông minh tại Trung tâm hội nghị quốc gia.

Bắc Ninh: 'Dưa gang muối Quế Võ' được chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu

Bắc Ninh: 'Dưa gang muối Quế Võ' được chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 14:09

(CL&CS)- Mới đây, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Bắc Ninh đã phối hợp với UBND thị xã Quế Võ tổ chức Lễ công bố Văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ nhãn hiệu chứng nhận “Dưa gang muối Quế Võ”.

Kỹ thuật hạt nhân phát triển vật liệu tiên tiến

Kỹ thuật hạt nhân phát triển vật liệu tiên tiến

sự kiện🞄Thứ tư, 24/04/2024, 14:54

(CL&CS) - Từ đóng gói thực phẩm năng động dựa trên vật liệu nanocompozit chứa tinh dầu, đến polyme siêu hấp thụ ghép mạch bức xạ, vật liệu tiên tiến được xử lý bằng bức xạ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lãng phí thực phẩm, nâng cao hiệu suất nông nghiệp, cải thiện chăm sóc sức khỏe và hơn thế nữa.