Thứ hai, 14/06/2021, 19:01 PM

Tăng cường hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong bối cạnh đại dịch Covid-19

(CL&CS)- Trong bối cảnh đại dịch covid, rất nhiều khó khăn nảy sinh, khó khăn cho sản xuất, đặc biệt là khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa. Người tiêu dùng bị thiệt thòi, thiếu về số lượng, chủng loại các nhu cầu thiết yếu,... Khó khăn là quá rõ ràng, khâu vận chuyển, logistic bị đình trệ, giá dịch vụ tăng chóng mặt, ảnh hưởng đến đời sống muôn nhà. Đó là chưa kể có lúc, có nơi còn lợi dụng bối cảnh dịch bệnh để đưa ra những quy định núp bóng phòng dịch quá mức cần thiết để ngăn chặn hàng hóa của nhau. Cũng may ở nước ta, trong suốt 2 năm dịch bệnh, trong điều kiện dù có khó khăn, nhưng với sự đoàn kết, lòng nhân hậu, thương người như thể thương thân của dân ta, đã xuất hiện bao tấm lòng đẹp của các tổ chức, cá nhân, đã mở những “chiến dịch giải cứu” cho bà con nông dân, giảm bớt phần nào thiệt hại cho họ. Và đặc biệt, Đảng, Nhà nước biết sớm và luôn quan tâm, ngoài việc đưa ra các giải pháp chiến lươc, lâu dài và còn kịp thời chỉ đạo xử lý các vấn đề vướng mắc nảy sinh khi khó

Để phát triển thị trường trong nước, tăng cường hiệu quả thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, ngày 17/3/2021 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 386/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021 – 2025. Đề án nhằm mục tiêu trong giai đoạn 2021-2025, phát triển thị trường trong nước nhằm góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng hàng Việt Nam thông qua tập trung nguồn lực đẩy mạnh các hoạt động phát triển thị trường với tên gọi: “Tự hào hàng Việt Nam”, “Tinh hoa hàng Việt Nam”, đồng thời lồng ghép vào Chương trình hành động hàng năm của các bộ, ngành, địa phương, đơn vị về phát triển kinh tế - xã hội để tạo hiệu ứng cộng hưởng mạnh mẽ trên phạm vi toàn quốc nhằm thực hiện chủ trương và các chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về việc tổ chức, thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

2

Mục tiêu cụ thể vào năm 2025 cần đạt được như sau:

- Giữ thị phần hàng Việt Nam có thế mạnh với tỷ lệ trên 85% tại các kênh phân phối hiện đại (trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, thương mại điện tử...) và trên 80% các kênh phân phối truyền thống (chợ, cửa hàng tạp hóa, ...);

- Giữ doanh thu bán lẻ của khu vực kinh tế trong nước chiếm tỷ lệ 85% tổng mức bán lẻ hàng hóa trong nước;

- Trên 90% người tiêu dùng và doanh nghiệp Việt Nam biết đến Chương trình Nhận diện hàng Việt Nam với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”, “Tinh hoa hàng Việt Nam”;

- Trên 90% doanh nghiệp biết đến Phong trào “Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam” và trên 70% doanh nghiệp tham gia Phong trào này;

- 100% các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, bộ, ngành và tổ chức chính trị - xã hội xây dựng được kênh truyền thông (báo nói, báo hình, báo in, báo điện tử) có chuyên mục “Tự hào hàng Việt Nam”, “Tinh hoa hàng Việt Nam” thường xuyên tuyên truyền, quảng bá Cuộc vận động;

- 100% các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương tổ chức được dịch vụ hỗ trợ kết nối cung cầu cho các đối tượng sản xuất, kinh doanh hàng Việt Nam;

- 100% các tỉnh, thành phố nhân rộng được mô hình Điểm bán hàng Việt Nam với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”, “Tinh hoa hàng Việt Nam”;

- 100% bộ, ngành và địa phương xây dựng được chuỗi phân phối sản phẩm của doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ nông dân sản xuất hàng Việt Nam tại thị trường trong nước.

4 nhóm nhiệm vụ

1. Nhóm nhiệm vụ thông tin, truyền thông

-   Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông để vận động người tiêu dùng trong nước, các cơ quan, đơn vị và tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp Việt Nam nhận thức đúng yêu cầu của Cuộc vận động, đánh giá đúng về chất lượng hàng Việt Nam, nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của hàng Việt Nam, ưu tiên mua hàng Việt Nam. Đa dạng hóa các hoạt động tuyên truyền cổ động về Cuộc vận động bằng các hình thức, nội dung phù hợp.

-Tận dụng lợi thế, ưu điểm của các phương tiện truyền thông trên internet để cung cấp thông tin chính thống, tích cực quảng bá cho hàng hóa và doanh nghiệp Việt Nam. Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, người tiêu dùng về thương mại điện tử, các mô hình 4.0 thông qua các phóng sự và hoạt động truyền thông đa kênh trên môi trường trực tuyến.

- Xây dựng và triển khai các chương trình truyền thông về sản phẩm, hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội quảng bá sản phẩm, hàng hóa của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Công bố thường xuyên, kịp thời danh mục quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia mới ban hành; thông tin chính thức về diễn biên thị trường, giá cả các mặt hàng thiết yếu, nhất là hàng hóa sản xuất trong nước trên các phương tiện thông tin đại chúng…

2. Nhóm nhiệm vụ về phát triển hệ thống phân phối hàng hóa cố định và bền vững, ưu tiên đối với hàng Việt Nam

- Nghiên cứu xây dựng, đề xuất chính sách và áp dụng các biện pháp thích hợp để phát triển hệ thống phân phối hàng hóa cố định và bền vững, ưu tiên đối với hàng Việt Nam.  Nghiên cứu bổ sung, sửa đổi văn bản pháp luật liên quan.  Tiếp tục nghiên cứu để triển khai Chương trình bình ổn thị trường một cách phù hợp; ưu tiên đưa hàng Việt Nam vào hệ thống các điểm bán hàng bình ổn thị trường.

- Tiếp tục triển khai Chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam trên môi trường trực tuyến” (website: www.tuhaohangvietnam.vn).

-  Đẩy mạnh công tác hỗ trợ doanh nghiệp trong các hoạt động xúc tiến thương mại, tổ chức các hoạt động đưa hàng Việt Nam về nông thôn, chợ truyền thống, các chương trình khuyến mại hàng Việt Nam như “Ngày hàng Việt”, “Tuần hàng Việt”, “Tháng hàng Việt”; định kỳ hàng năm phối hợp với Ủy ban nhân dân các địa phương và đơn vị liên quan tổ chức “Tuần lễ hàng Việt” trên địa bàn cả nước.

- Chú trọng đề xuất các thỏa thuận theo hướng tạo thuận lợi cho hàng Việt Nam tiêu thụ tại thị trường trong nước khi đàm phán hiệp định thương mại song phương, đa phương…

3. Nhóm nhiệm vụ nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng Việt, doanh nghiệp Việt

Xây dựng chương trình hành động, tổ chức các hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà sản xuất Việt Nam nâng cao năng lực sản xuất, phân phối và tiêu thụ sản phẩm mang thương hiệu Việt; nâng cao hiệu quả kết nối giữa nhà sản xuất và nhà phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Xây dựng các chương trình tổng thể và đồng bộ nhằm ứng dụng thương mại điện tử, công nghệ 4.0 và các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ứng dụng mô hình công nghệ số tại thị trường trong nước.

4. Nhóm nhiệm vụ về kiểm tra, kiểm soát thị trường và bảo vệ người tiêu dùng

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo vệ sinh thực phẩm và những hành vi gian lận thương mại.

- Các bộ, ngành, cơ quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến và thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Ngoài ra Đề án còn đưa ra 4 nhóm giải pháp:

- Thay đổi về nhận thức và hành vi của cộng đồng đối với hàng Việt;

- Hỗ trợ phát triển hệ thống phân phối hàng Việt cố định và bền vững;

- Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong lĩnh vực phân phối hàng Việt nam;

- Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường và bảo vệ người tiêu dùng.

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện các chương trình hỗ trợ phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động theo các nội dung của Đề án. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội ngành nghề, ngành hàng, các đơn vị có liên quan khác cũng được quy định trong Đề án.

Thực tế cho giai đoạn 2014-2020, ngày 29/4/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 634/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014-2020. Vì vậy Đề án cho giai đoạn 2021-2025 thực sự là tiếp nối Đề án cho giai đoạn 5 năm trước.

Tại Hội nghị tổng kết Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014 – 2020 cuối năm 2020 đã xác định kết quả đáng khích lệ đã đạt được trong việc phát triển thị trường trong nước giai đoạn này. Một số kết quả cụ thể là:

Hệ thống phân phối hàng hóa đã được phát triển rộng khắp trên cả nước

Đến cuối năm 2020, hệ thống phân phối hàng hóa đã được phát triển rộng khắp trên cả nước. Thông qua Đề án, đã thiết lập trên 100 Điểm bán hàng Việt Nam cố định và bền vững với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam” tại 61 địa phương trên cả nước, cơ bản hoàn thành mục tiêu đến năm 2020, 100% các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương triển khai trên địa bàn Chương trình xây dựng Điểm bán hàng Việt Nam. Ngoài ra, đã tổ chức gần 70 hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa được sản xuất trong nước; tổ chức gần 100 lớp đào tạo về kỹ năng bán hàng, mở rộng thị trường cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ kinh doanh Việt Nam,...

1

Hàng Việt đến nay vẫn chiếm tỷ lệ cao trong các cơ sở phân phối của doanh nghiệp trong nước (trên 90%), tại các hệ siêu thị nước ngoài, chiếm từ 60% đến 96%. Đối với kênh bán lẻ truyền thống, tỷ lệ hàng Việt tại các chợ, cửa hàng tiện lợi chiếm từ 60% trở lên, trong đó có các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh, đạt trên 80% mục tiêu của Đề án.

Nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của người tiêu dùng đối với hàng hóa, dịch vụ Việt Nam

Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014-2020, đã hỗ trợ nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của người tiêu dùng đối với hàng hóa, dịch vụ Việt Nam thông qua các chương trình truyền thông thường xuyên, liên tục; hỗ trợ hệ thống phân phối hàng Việt Nam phát triển mạnh mẽ, bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam, qua đó đã chứng minh sức sống mãnh liệt của hàng Việt Nam là trụ cột quan trọng của thị trường nội địa; góp phần hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; bảo đảm cân đối cung cầu, nhất là đối với các mặt hàng thiết yếu. 

Khẳng định vai trò quan trọng của thị trường trong nước trong bối cảnh dịch bệnh 

Đề án đã là một trong những hoạt động thiết thực nhằm hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” mang lại hiệu quả tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2015-2020 vừa qua, cụ thể:

- Góp phần tăng tổng mức bán lẻ hàng năm, giúp phát triển thị trường trong nước;

- Giúp duy trì, tăng tỷ trọng hàng Việt Nam tại hệ thống phân phối trong nước;

- Hệ thống phân phối đã được phát triển mạnh mẽ, không ngừng cải tiến, đa dạng hóa, từ đó mang đến một diện mạo mới cho ngành bán lẻ Việt Nam;

- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa;

- Khẳng định vai trò quan trọng của thị trường trong nước, đặc biệt là trong bối cảnh của dịch bệnh Covid-19;

- Nhận thức về thói quen và hành vi tiêu dùng hàng Việt của người tiêu dùng đã có những chuyển biến đáng kể.

Với kết quả tích cực tạo tiền đề và kinh nghiệm triển khai Đề án giai đoạn 2014-2020, Đề án giai đoạn 2021 – 2025 sẽ giúp thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” lên vị thế mới./.

(Bài/loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ - CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ).

VVD

Bình luận

Nổi bật

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn

sự kiện🞄Thứ năm, 25/04/2024, 15:37

(CL&CS) - Chiều 24/4 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn. Hội nghị do Văn phòng Chính phủ phối hợp cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.

Trông giữ xe không dùng tiền mặt

Trông giữ xe không dùng tiền mặt

sự kiện🞄Thứ ba, 23/04/2024, 09:28

(CL&CS) - Hà Nội vừa chính thức triển khai thí điểm thu phí không dùng tiền mặt tại 7 điểm trông giữ xe ở quận Hoàn Kiếm. Đây là một nội dung nhằm triển khai Đề án 06 của Chính phủ và Nghị quyết số 18-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội về chuyển đổi số, xây dựng Thành phố thông minh.

Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân

Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân

sự kiện🞄Thứ ba, 23/04/2024, 09:28

(CL&CS) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 21/4/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.