Thứ hai, 12/10/2020, 14:19 PM

Tại sao ngày càng khó mua ô tô ở Việt Nam?

Nhu cầu sống và tiêu dùng của mỗi chúng ta ngày càng một nâng cao là điều tất yếu. Thu nhập càng cao thì nhu cầu và phương tiện đi lại sẽ thay đổi cho phù hợp. Tuy nhiên với nhiều yếu tố tác động như hiện nay đã khiến người tiêu dùng e ngại khi lựa chọn ô tô làm phương tiện đi lại.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới đây đã đưa nhận định: Giá ô tô tại Việt Nam cao gấp hơn gần 2 lần so với các nước như Thái Lan, Indonesia và con số này còn lớn hơn, nếu so với các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản... Nguyên nhân lớn nhất khiến giá xe trong nước tăng cao là do thuế, phí cao, trong khi sản lượng tích lũy thấp.

Ô tô tại Việt Nam hiện nay đang

Ô tô tại Việt Nam hiện nay đang "gánh" nhiều loại thuế, phí khiến người tiêu dùng ái ngại khi muốn sở hữu. Ảnh: minh họa

Không tự nhiên mà giá ô tô tại Việt Nam hiện nay cao gấp 2-3 lần giá thị trường khu vực Đông Nam Á và thế giới. Bởi theo tính toán, một 1 chiếc xe ô tô lắp ráp tại Việt Nam có giá xuất xưởng 500 triệu đồng, nếu được ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện 0% chỉ phải chịu 40% thuế tiêu thụ đặc biệt và 10% thuế giá trị gia tăng thì hai khoản này đã lên tới 270 triệu đồng. 

Chịu gánh nặng nhất chính là ô tô cá nhân từ 9 chỗ ngồi trở xuống. Hiện nay, ô tô cá nhân đang phải chịu các khoản thuế chính gồm, thuế nhập khẩu (xe nguyên chiếc hoặc bộ linh kiện), thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng. Đây đều là thuế gián thu, người mua xe phải trả. Hơn nữa 3 loại thuế này còn bị đánh chồng lên nhau, nên thường chiếm từ 30-70% trong giá bán, tùy từng mẫu xe. 

Ngoài 3 khoản thuế lớn trên thì người mua xe còn phải chịu thêm lệ phí trước bạ từ 10-12%, tính trên giá bán tùy từng địa phương, chưa kể những phí khác.

Theo chia sẻ của chuyên gia đầu ngành, những kỳ vọng giảm thuế cho các dòng xe nhập khẩu từ EVFTA thực tế có thể đến năm 2029 - 2030 theo lộ trình thuế nhập khẩu giảm về 0% thì chưa chắc giá xe sẽ giảm. Bởi bài học từ thị trường ASEAN khi thuế về 0% thì xe ô tô thậm chí còn tăng giá chứ không hề giảm như kỳ vọng do tác động từ chính sách các bên và nhiều yếu tố cung cầu của thị trường.

Chính vì thuế, phí trở thành gánh nặng khiến người tiêu dùng hạn chế việc lựa chọn mua xe ô tô.

Bằng chứng là những năm gần đây, thị trường ô tô Việt Nam đã chứng kiến mức tăng trưởng cao, tuy nhiên, tỷ lệ sở hữu xe tính trên 1.000 dân vẫn thấp xa so với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Việt Nam hiện có tỷ lệ 23 xe/1.000 dân, thấp hơn hẳn so với các nước Brunei, Malaysia, Thái Lan, Indonesia,...

Với dân số trên 96 triệu người, trong khi cả nước chỉ có hơn 3 triệu ô tô các loại. Nếu chỉ tính xe cá nhân chiếm 55% tổng số ô tô thì con số này còn thấp hơn nữa, mới chỉ khoảng 2% dân số có ô tô riêng.

Đồng thời, với cơ sở hạ tầng, giao thông như hiện nay thường xảy ra các tình trạng ngập lụt, kẹt xe, thiếu bãi đậu đỗ dành cho xe ô tô tại các thành phố lớn cũng là nỗi băn khoăn khi quyết định sở hữu ô tô của người tiêu dùng.

Nguyễn Ngọc

Bình luận

Nổi bật

Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm trong hoạt động quảng cáo

Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm trong hoạt động quảng cáo

sự kiện🞄Thứ bảy, 20/04/2024, 10:21

(CL&CS) - Ngày 17/4/2024, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 55/QĐ-XPVPHC đối với Công ty TNHH Truyền thông WPP (Công ty WPP) do có nhiều sai phạm trong hoạt động quảng cáo.

Đề nghị xây dựng Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi)

Đề nghị xây dựng Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi)

sự kiện🞄Thứ tư, 17/04/2024, 15:29

(CL&CS) - Bộ Khoa học và Công nghệ đang đề nghị xây dựng Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý phục vụ mục tiêu phát triển các ứng dụng năng lượng nguyên tử đóng góp nhiều hơn nữa cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, củng cố an ninh quốc gia trong tình hình mới.

Tập trung sửa đổi toàn diện Luật khoa học và công nghệ

Tập trung sửa đổi toàn diện Luật khoa học và công nghệ

sự kiện🞄Thứ ba, 16/04/2024, 17:51

(CL&CS) - Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) sẽ quyết liệt sửa đổi toàn diện Luật KH&CN 2013 với nhiều điểm mới, đột phá, trở thành hành lang pháp lý quan trọng thúc đẩy mạnh mẽ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong thời gian tới.