Thứ bảy, 02/10/2021, 15:46 PM

Tái khởi động và phục hồi nền kinh tế để lấy lại ánh hào quang

( CL&CS) - TS.Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh: 100 ngày tới là thời gian vàng và cũng là thách thức sinh tử với nền kinh tế Việt Nam. Mở cửa là con đường không thể nào khác được.

Cơ hội ngàn vàng để mở cửa thị trường

“Năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021, Việt Nam trở thành nền kinh tế “ngôi sao” khi kiểm soát tương đối tốt dịch bệnh và tăng trưởng 6 tháng đầu năm tăng trưởng 5,64% - mức tăng trưởng cao hàng đầu trên thế giới. Nhưng với sự bùng phát của làn sóng dịch bệnh lần thứ 4, xu hướng kinh tế đã đảo chiều: “Ngôi sao xuống thấp”! TS.Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) phát biểu.

“Lần đầu tiên trong lịch sử suốt 2 thập kỷ qua, kể từ khi Tổng cục Thống kê công bố số liệu thống kê theo quý, tăng trưởng GDP của Việt Nam quý III ước tính âm  đến 6,17%, so với quý III. Vẫn biết rằng tăng trưởng âm một vài % là điều có thể. Nhưng âm sâu tới 6,17% thì ít ai nghĩ tới”. Ông Lộc nói.

Nếu tình hình không được cải thiện sớm GDP sẽ tiếp tục âm sâu!

Và Việt Nam có nguy cơ lỡ nhịp, phải đứng ngoài tiến trình nối lại các chuỗi cung ứng toàn cầu khi các nền kinh tế lớn cũng là các đối tác chiến lược theo các hiệp định thương mại tự do đang phục hồi, đang nỗ lực nối lại các chuỗi cung ứng và các đối thủ cạnh tranh cũng đang tái khởi động và tranh thủ các đơn hàng.

TS.Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC)

TS.Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC)

Doanh nghiệp và nền kinh tế đang sức cùng, lực kiệt. Người dân và doanh nghiệp mất đi sinh kế. Chi phí cho y tế tăng lên. Ngân sách trung ương và địa phương o hẹp. Giải cứu nền kinh tế, giải cứu doanh nghiệp đang là yêu cầu cấp bách.

“May mà, với sự chuyển hướng kịp thời và chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trong 2 tuần qua, dịch bệnh đã được kiểm soát bước đầu. Chúng ta đang đứng trước cơ hội ngàn vàng để có thể nới lỏng dãn cách, mở cửa thị trường, tái khởi động nền kinh tế”, ông Lộc nói.

Chủ tịch VIAC nhấn mạnh: “Mở cửa hay là chết”, 3 tháng cuối năm, 100 ngày tới là thời gian vàng và cũng là thách thức sinh tử với nền kinh tế Việt Nam. Mở cửa là con đường không thể nào khác được! Nếu mở cửa chậm hơn thì cái giá phải trả là vô cùng lớn và chúng ta có điều kiện thuận lợi để mở cửa nền kinh tế trong điều kiện đang kiểm soát khá tốt bệnh dịch.

Cũng cùng quan điểm, ông Nguyễn Xuân Thành ( Trường chính sách công và Quản lý Fullbright) nhấn mạnh: Để năm 2021có tăng trưởng cần phục hồi trong quý IV bằng việc mở cửa kinh tế từ đầu tháng 10.

Ông Nguyễn Xuân Thành - Trường chính sách công và Quản lý Fullbright

Ông Nguyễn Xuân Thành - Trường chính sách công và Quản lý Fullbright

Để phục hồi mạnh trong năm 2022, cần mở cửa theo thích ứng an toàn và bình thường mới, tiêm đủ vaccine và mở cửa bình thường mới sau Tết nguyên đán. Nếu tỷ lệ bệnh nhân nặng thấp, hệ thống y tế không quá tải sau khi tiêm đủ vắc - xin thì có thể mở cửa bền vững. Theo ông  Nguyễn Xuân Thành.

Thời cơ tốt cho sự đồng thuận, chung tay đẩy nhanh cải cách

TS.Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh cần truyền đi thông điệp: “Việt Nam mở cửa, tái khởi động phục hồi nền kinh tế. Việt Nam không để đại dịch kìm chân. Virus sẽ không thể buộc Việt Nam phải đóng cửa nền kinh tế. Việt Nam đã đang và sẽ là điểm đến hàng đầu của các nhà đầu tư”.

“Chúng ta rất mừng, Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh thành phố đã xây dựng kịch bản và triển khai mở cửa nền kinh tế. TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố phía Nam đã thống nhất một chương trình kết nối để tái khởi động phục hồi nền kinh tế. Bên cạnh khung khổ hướng dẫn chung của Trung ương, tôi thiết nghĩ chúng ta cũng nên ủng hộ các giải pháp, phương án và kịch bản mở cửa và kích hoạt các hoạt động kinh tế của mỗi địa phương”, ông Lộc nói.

Là động lực kinh tế lớn nhất của cả nước, sự hồi phục của TP. Hồ Chí Minh sẽ là một động lực quan trọng cho phục hồi kinh tế cả vùng, cả nước và kết nối lại Việt Nam với các chuỗi cung ứng toàn cầu.

toan canh

Ông đề nghị Trung ương ủng hộ TP. Hồ Chí Minh thực hiện những quy định và điều kiện mở cửa phù hợp với đặc thù yêu cầu về dịch tễ và phát triển kinh tế của chính mình.

Nhấn mạnh yêu cầu cấp bách phải tái khởi động và phục hồi nền kinh tế lấy lại ánh hào quang tăng trưởng, ông Lộc kiến nghị cần có các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp - động lực phát triển của nền kinh tế theo 5 mũi giáp công:

Một là, mở cửa thị trường: Đây là cỗ máy trợ thở lớn nhất cho doanh nghiệp và nền kinh tế lúc này.  

Hai là, đẩy mạnh cải cách thể chế, cải cách hành chính. Đây là thời cơ tốt cho sự đồng thuận, chung tay, đẩy nhanh cải cách.

Ba là, thực hiện tốt và mở rộng quy mô các gói hỗ trợ tài khoá, tiền tệ, an sinh. Hỗ trợ không chỉ cứu các doanh nghiệp khó khăn mà còn nhằm thúc đẩy các ngành và doanh nghiệp có tiềm năng phát triển.

Bốn là, triển khai chương trình trợ giúp, nâng cao năng lực cho cộng đồng doanh nghiệp đặc biệt là hỗ trợ kiến thức và kỹ năng về tái cấu trúc, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và đào tạo nguồn nhân lực.

Năm là, tiếp tục thúc đẩy các hiệp định thương mại tự do, triển khai các chương trình xúc tiến thương mại đầu tư kết nối lại các chuỗi cung ứng và mở mang thị trường cho doanh nghiệp.

“Chúng ta tin tưởng rằng sự suy giảm GDP trong quý III chỉ là nhất thời, GDP sẽ đảo chiều khi các biên pháp mở cửa thị trường được kích hoạt và vẫn có khả năng tăng trưởng vào quý IV này và trong năm 2022, đà tăng trưởng sẽ hồi phục lại”, ông Lộc nói.

Chủ tịch VIAC nhấn mạnh: Trong cơ cấu kinh tế mới của chúng ta, doanh nghiệp dân tộc phải là chủ đạo. Doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ lên ngôi. Thị trường nội địa sẽ là chỗ đứng, hội nhập phải đa phương. Đó là những định hướng tái cấu trúc của tương lai.

(Bài/loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ - CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ).

Linh Ly Lương

Bình luận

Nổi bật

Chính phủ đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng cuối năm 2024

Chính phủ đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng cuối năm 2024

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 15:11

(CL&CS)- Chính phủ vừa có Tờ trình trình Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng thuế suất thuế GTGT 10% trong 6 tháng cuối năm 2024.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn

sự kiện🞄Thứ năm, 25/04/2024, 15:37

(CL&CS) - Chiều 24/4 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn. Hội nghị do Văn phòng Chính phủ phối hợp cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.

Trông giữ xe không dùng tiền mặt

Trông giữ xe không dùng tiền mặt

sự kiện🞄Thứ ba, 23/04/2024, 09:28

(CL&CS) - Hà Nội vừa chính thức triển khai thí điểm thu phí không dùng tiền mặt tại 7 điểm trông giữ xe ở quận Hoàn Kiếm. Đây là một nội dung nhằm triển khai Đề án 06 của Chính phủ và Nghị quyết số 18-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội về chuyển đổi số, xây dựng Thành phố thông minh.