Sau xét soát, Nhà Đà Nẵng lỗ hơn 95 tỷ đồng, cổ phiếu bị cắt margin

(CL&CS) - Công ty CP Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng (mã NDN – sàn HNX) vừa công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm sau kiểm toán với con số lỗ 95,22 tỷ đồng (cùng kỳ lãi 132,97 tỷ đồng).

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa ra quyết định bổ sung cổ phiếu NDN vào danh sách chứng khoán không được phép giao dịch ký quỹ (margin).

Lý do được phía HNX đưa ra là do Nhà Đà Nẵng ghi nhận lỗ sau 6 tháng đầu năm và BCTC bán niên soát xét có ý kiến ngoại trừ của kiểm toán viên.

Theo đó, kiểm toán viên cho biết giá trị “chi phí sản xuất kinh doanh sở dang” của Dự án Khu phức hợp Monarchy B- Block B tại thời điểm 30/6 là 277,5 tỷ đồng. Đây là chi phí được tập hợp, tính toán, phân bổ qua nhiều kỳ kế toán trước đó.

Do bị giới hạn phạm vi soát xét, kiểm toán không đủ cơ sở đưa ra kết luận về giá trị dở dang này cũng như ảnh hưởng của nó đến giá vốn hàng bán đã ghi nhận ở các kỳ kế toán trước.

Thêm nữa, tổng số tiền nhận trước về bán căn hộ của dự án Monarchy B cuối quý 2 là 463,6 tỷ đồng. Theo thỏa thuận của hợp đồng mua bán căn hộ thì Nhà Đà Nẵng phải trả lãi trên số tiền khách hàng đã ứng nếu chậm bàn giao căn hộ quá 3 tháng.

Báo cáo tài chính đính kèm chưa ghi nhận khoản lãi dự trả này, ước tính số lãi lũy kế phải trả đến 30/6 là 66,3 tỷ đồng (trong đó lãi dự trả năm 2021 trở về trước là 44,7 tỷ đồng, 6 tháng đầu năm 2022 là 21,5 tỷ đồng).

Nếu hạch toán đầy đủ khoản lãi phát sinh do chậm bàn giao căn hộ nêu trên thì báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2022, chỉ tiêu “chi phí phải trả” sẽ tăng thêm 21,5 tỷ đồng và chỉ tiêu “lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp” sẽ giảm tương ứng.

Đồng thời, trên bảng cân đối kế toán tại ngày 30/6, chỉ tiêu “chi phí phải trả” sẽ tăng thêm 66,3 tỷ đồng, chỉ tiêu “thuế và các khoản phải nộp Nhà nước” sẽ giảm 13,3 tỷ đồng và chỉ tiêu “lợi nhuận sau thuế chưa phân phối” sẽ giảm đi 55 tỷ đồng.

Tính tới 30/6/2022, Nhà Đà Nẵng ghi nhận danh mục đầu tư chứng khoán trị giá 309,5 tỷ đồng và đã trích lập dự phòng tới 89,3 tỷ đồng. Trong đó, chủ yếu đầu tư 124,1 tỷ đồng vào cổ phiếu SHB, 87,6 tỷ đồng vào cổ phiếu VHM, 59,2 tỷ đồng vào cổ phiếu TCB, 19,2 tỷ đồng vào cổ phiếu ABB…

Văn bản giải trình ý kiến kiểm toán ngoại trừ trong BCTC Nhà Đà Nẵng (Nguồn: NDN)

Giải trình về vấn đề này, Nhà Đà Nẵng cho biết việc ghi nhận lãi chậm bàn giao như là một khoản chi phí dự kiến sẽ phát sinh căn cứ theo Thoả thuận của Hợp đồng mua bán Dự án Khu phức hợp nghỉ dưỡng Monarchy B. Tuy nhiên, theo thực tế tại công ty, việc ghi nhận chi phí như trên là không phản ánh đúng nghĩa vụ quy định theo điều khoản Hợp đồng và chưa phù hợp với tình hình thực tế.

Vì vậy, tại thời điểm lập báo cáo, công ty nhận thấy việc không ghi nhận chi phí tương ứng với khoản lãi dự trả trên là phù hợp, minh bạch tài chính và phản ánh đúng bản chất tình hình hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2022.

Ngoài ra, đơn vị kiểm toán cũng nêu trong báo cáo tài chính đã soát xét rằng báo cáo tài chính giữa niên độ của NDN không phản ánh trung thực và hợp lý về tình hình tài chính của công ty tại ngày 30/06/2022 và kết quả hoạt động kinh doanh cũng như các luồng lưu chuyển tiền tệ cho kỳ kế toán 6 tháng đầu năm 2022.

Về nội dung này, phía Nhà Đà Nẵng cho rằng, số dư hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán tại ngày 30/6/2022 gần như không thay đổi so cới số dư tại ngày 31/12/2021. Nhà Đà Nẵng cho biết, số dư này đã được kiểm toán bởi chi nhánh Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tin học TP Hồ Chí Minh tại Đà Nẵng và được chấp thuận toàn phần theo BCTC tổng hợp đã được kiểm toán vào cuối năm 2021.

Về kết quả kinh doanh trong quý 2, Nhà Đà Nẵng lỗ sau thuế 114,3 tỷ đồng, cùng kỳ lãi 84,8 tỷ đồng. Do không ghi nhận bàn giao dự án trong nửa đầu năm, nên doanh thu, giá vốn hàng bán, doanh thu bán hàng gần như không đáng kể.

Báo cáo kết quả kinh doanh quý II/2022 của Nhà Đà Nẵng

Đáng chú ý nhất là chi phí tài chính quý 2 ở mức 128,9 tỷ đồng, gấp 10,9 lần cùng kỳ. Chi phí tài chính trong 6 tháng đầu năm là 121,4 tỷ đồng, tăng hơn 332%, bởi khoản lỗ đầu tư chứng khoán gấp gần 4 lần lên 53,3 tỷ đồng và dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh gấp hơn 5,3 lần lên 83,9 tỷ đồng.

Trong khi đó, xét nửa đầu năm, doanh thu hoạt động tài chính giảm 71,3% xuống 33,1 tỷ đồng chủ yếu do khoản lãi đầu tư chứng khoán đạt mức 14,2 tỷ đồng, bằng 19,5% cùng kỳ.

Lũy kế 6 tháng đầu năm chưa xét soát, doanh thu thuần đơn vị này giảm 99,5% xuống 1,3 tỷ đồng. Đơn vị ghi nhận lỗ sau thuế 90,8 tỷ đồng, dù cùng kỳ lãi 133 tỷ đồng. Sau xét soát ghi nhận lỗ 95,22 tỷ đồng.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 23/8, cổ phiếu NDN ở mức 10.800 đồng/cổ phiếu, bằng với mức giá tham chiếu.

Hà Thu

Bình luận

Nổi bật

Phân khúc bất động sản khu công nghiệp vẫn giữ vị thế ổn định

Phân khúc bất động sản khu công nghiệp vẫn giữ vị thế ổn định

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 18:00

Bất động sản khu công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút dòng vốn FDI trong nhiều năm qua. 9 tháng đầu năm 2024, tổng vốn FDI thực hiện tại Việt Nam ước đạt 17.34 tỷ USD, tăng gần 9% so với cùng kỳ; trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với hơn 1,4 tỷ USD, chiếm hơn 8% vốn thực hiện.

Đồng Khởi và Tràng Tiền tiếp tục lọt nhóm mặt bằng cho thuê đắt nhất thế giới

Đồng Khởi và Tràng Tiền tiếp tục lọt nhóm mặt bằng cho thuê đắt nhất thế giới

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:59

Giá thuê mặt bằng trên đường Đồng Khởi xếp thứ 14 trên thế giới, trong khi Tràng Tiền Plaza Hà Nội góp mặt ở vị trí 18, theo bảng xếp hạng các đại lộ bán lẻ đắt đỏ nhất thế giới của đơn vị Cushman & Wakefield.

Bất động sản công nghiệp: Nhiều “ông lớn” đua nhau rót tiền, tương lai vẫn còn rất tươi sáng?

Bất động sản công nghiệp: Nhiều “ông lớn” đua nhau rót tiền, tương lai vẫn còn rất tươi sáng?

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:57

Trong bối cảnh thị trường bất động sản vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức, bất động sản công nghiệp (BĐS KCN) đang trở thành một "miền đất hứa" thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mạnh mẽ.