Dữ liệu cũ
Chủ nhật, 27/11/2016, 07:51 AM

Sản phẩm Hàn Quốc xâm nhập mạnh vào Việt Nam

(NTD) - Trong vòng hơn 10 năm qua, hoạt động đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam ngày càng tăng về quy mô, đa dạng về các loại hình. Đây được xem là cơ hội cũng như thách thức của các doanh nghiệp Việt Nam.

Trào lưu Hàn Quốc

Chị Nguyễn Thị Thúy, ngụ Tân Bình, TP.HCM, cho biết gia đình chị rất ưa thích các sản phẩm của Hàn Quốc. Từ quần áo, sâm, bánh kẹo hay cả những gói mì cũng được chị Thúy thường xuyên nhờ người thân xách tay từ Hàn Quốc về. Bây giờ, người tiêu dùng mua đồ Hàn Quốc cũng dễ dàng hơn nhiều so với trước đây. Người dân có thể mua ở các siêu thị, cửa hàng tiện ích hay mua ở trên mạng. Theo chị Thúy, so với hàng Nhật thì sản phẩm của Hàn Quốc có giá cả khá ổn và chất lượng rất yên tâm khi được đánh giá cao hơn so với hàng Thái.

18
Sản phẩm Hàn Quốc có mặt khắp thị trường Việt Nam.

Khảo sát tại một cửa hàng tiện ích, siêu thị trên địa bàn TP.HCM, sản phẩm của Hàn Quốc đa dạng về chủng loại như: Mỹ phẩm, sâm, nấm linh chi, bánh kẹo, đồ uống, nước hoa quả, sản phẩm từ sữa, rau củ quả tươi và sấy khô, thủy sản, mì ăn liền, gia vị… Thực tế, sản phẩm Hàn Quốc đã thâm nhập thị trường Việt Nam cách đây nhiều năm, từ nhu cầu ban đầu là phục vụ đối tượng khách hàng Hàn Quốc tại Việt Nam. Sau đó, các hệ thống bán lẻ Lotte Mart, Emart… vào Việt Nam, sản phẩm Hàn Quốc càng có điều kiện phát triển mạng lưới phân phối.

Không chỉ những sản phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày mà ngay cả những mặt hàng thiết bị máy móc… cũng được Việt Nam nhập từ Hàn Quốc với số lượng ngày càng tăng hơn. Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, tính từ đầu năm đến hết tháng 10 năm nay, tổng kim ngạch nhập khẩu của nước ta khoảng 140,6 tỷ USD, riêng giá trị nhập khẩu hàng hóa từ Hàn Quốc đạt 26 tỷ USD, tương đương 18,5% tổng kim ngạch nhập khẩu. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu từ Hàn Quốc tăng 2,7 tỷ USD, tương đương 11,8%.

Có 5 nhóm hàng mà tổng giá trị nhập khẩu Hàn Quốc về Việt Nam đạt từ 1 tỷ USD trở lên, gồm: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (7,3 tỷ USD); máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác (4,5 tỷ USD); điện thoại các loại và linh kiện (3 tỷ USD); vải các loại (1,5 tỷ USD); sản phẩm từ chất dẻo (1 tỷ USD).

Doanh nghiệp Hàn đầu tư mạnh vào Việt Nam

Không chỉ tập trung đưa hàng hóa các kênh phân phối, các doanh nghiệp Hàn Quốc cũng đã “để ý” tới mảnh đất đầu tư màu mỡ của Việt Nam từ khá lâu.

19
Chiếc điện thoại của hãng Samsung (Hàn Quốc) là một trong những thương hiệu đã quá quen thuộc với nhiều người tiêu dùng Việt Nam . (Ảnh: Xã hội thông tin.)

Theo Cục Đầu tư Nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 8 tháng đầu năm 2016, Hàn Quốc dẫn đầu trong số các quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Trong thời gian này, tổng số vốn đầu tư đăng ký cấp mới của Hàn Quốc tăng hơn 4,8 tỷ USD, chiếm 33,4% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Các chuyên gia kinh tế nhận định, đây là sự đầu tư quy mô lớn của Hàn Quốc vào nước ta.

Các doanh nghiệp Hàn Quốc đang dịch chuyển trọng tâm từ thị trường Trung Quốc sang thị trường tiềm năng là Việt Nam để mở rộng xuất khẩu các mặt hàng tiêu dùng. Hàn Quốc cũng là nước đầu tư vào Việt Nam trên hầu hết các ngành, lĩnh vực như công nghệ cao, thương mại - dịch vụ, giải trí… Một số dự án tiêu biểu như: LG Display Hải Phòng có tổng số vốn đầu tư đăng ký là 1,5 tỷ USD, chuyên sản xuất và gia công sản phẩm màn hình Oled nhựa cho các thiết bị di động (điện thoại, đồng hồ thông minh, máy tính bảng); Dự án Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Samsung với tổng vốn đầu tư đăng ký 300 triệu USD…

Trong lĩnh vực bán lẻ, điển hình là Tập đoàn Shinsegae đưa vào hoạt động đại siêu thị Emart đầu tiên với tổng vốn đầu tư khoảng 60 triệu USD. Lotte liên tục mở rộng kinh doanh và gia tăng sự hiện diện tại Việt Nam. Lotte Mart đã đầu tư gần 650 triệu USD để mở 12 siêu thị tại Việt Nam, trong đó Lotte Mart Gò Vấp chiếm đến 45 triệu USD….

Theo nghiên cứu thị trường của Công ty Nielsen Việt Nam, dự báo hoạt động mua sắm của người tiêu dùng Việt ở các trung tâm thương mại, cửa hàng bán lẻ chính thức sẽ tăng từ 25% hiện nay lên 40% vào năm 2020. Chính điều này đã dẫn tới sự lột xác của thị trường bán lẻ trong nước. Minh chứng rõ nhất là việc các doanh nghiệp nước ngoài đổ tiền đầu tư, chiếm lĩnh thị phần trong vài năm gần đây. Tập đoàn Lotte đặt mục tiêu mở 60 siêu thị ở nước ta vào năm 2020.

Tại buổi xúc tiến quảng bá du lịch diễn ra ở TP.HCM mới đây, ông Kang Joon Koo, Phó Chủ tịch Hiệp hội các Công ty du lịch lữ hành của Hàn Quốc, cho biết các nhà đầu tư Hàn Quốc đã sớm nhận ra tiềm năng, sức hút của thị trường Việt Nam. Và việc lựa chọn đầu tư vào Việt Nam là một chiến lược đã được tính toán từ trước.

Theo các chuyên gia thì trong vòng hơn 10 năm qua, hoạt động đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam ngày càng tăng về quy mô, đa dạng về các loại hình. Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam mang lại nhiều cơ hội trong ngắn hạn cũng như về lâu dài. Điểm tích cực là Việt Nam sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong quản lý cả ở tầm quản trị doanh nghiệp và quản trị quốc gia. Các hình thức hợp tác, liên doanh với Hàn Quốc mang lại nhiều lợi ích về dịch chuyển dòng vốn, chuyển giao kỹ thuật, nâng cao tay nghề cho các chuyên gia và công nhân.

Tuy nhiên, đây cũng là thách thức đối với các doanh nghiệp trong nước. Có thể nhiều doanh nghiệp không giữ được thị phần, thậm chí phá sản vì các thương hiệu có đẳng cấp, vượt trội của Hàn Quốc xâm nhập rộng.

Vân Lam

NTD So 76 (282)_Page_09
 

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.