Thứ tư, 21/07/2021, 10:13 AM

Quỹ Vắc- xin phòng, chống COVID-19 đã tiếp nhận hơn 8.000 nghìn tỷ đồng

(CL&CS) - Báo cáo của Ban Quản lý Quỹ Vắc-xin phòng, chống COVID-19 cho biết, tính đến 17h00 ngày 20/7/2021, đã có 464.639 tổ chức, cá nhân đóng góp, tài trợ cho Quỹ với số tiền 8.185 tỷ đồng (Đã bao gồm ngoại tệ quy đổi).

Trong đó, có gần 100 cá nhân có mức đóng góp từ 100 triệu đồng trở lên; 243 tổ chức, DN  có số đóng góp, ủng hộ từ 500 triệu đồng trở lên. Ngoài ra, vẫn còn gần 107 tỷ đồng được các nhà tài trợ cam kết tài trợ nhưng chưa chuyển tiền vào Quỹ.

1

Trước đó, trong bối cảnh diễn biến dịch bệnh phức tạp, để tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ mua 150 triệu liều vắc-xin tiêm phòng cho 75 triệu người dân với kinh phí khoảng 25,2 nghìn tỷ đồng, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ: bổ sung 1.237 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2021; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội bố trí 13,3 nghìn tỷ đồng từ nguồn tiết kiệm chi và kinh phí còn lại của ngân sách trung ương năm 2020. Đồng thời, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập Quỹ vắc xin phòng, chống COVID-19 để huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân, cùng với nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) đáp ứng yêu cầu cấp bách phòng chống dịch, đẩy nhanh tiến độ mua, nhập khẩu vắc xin để triển khai tiêm chủng trên diện rộng cho nhân dân.

Chỉ trong thời gian ngắn kể từ khi thành lập, đến nay Quỹ Vắc- xin phòng chống COVID-19 đã tiếp nhận tài trợ, ủng hộ từ các tổ chức, cá nhân với số tiền lên tới trên 8 nghìn tỷ đồng. Một số địa phương chủ động bố trí nguồn ngân sách địa phương và huy động đóng góp để đảm bảo nguồn kinh phí mua vắc-xin phòng COVID-19 khoảng 2,5 nghìn tỷ đồng. Tổng cộng nguồn lực khoảng 25 nghìn tỷ đồng.

Theo tổng hợp báo cáo của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương, trong 6 tháng đầu năm, NSNN đã chi 4,65 nghìn tỷ đồng cho công tác phòng chống dịch, hỗ trợ người dân gặp khó khăn. Tính từ năm 2020 đến hết tháng 6/2021, đã chi 21,5 nghìn tỷ đồng. trong đó: 8,4 nghìn tỷ đồng cho công tác phòng chống dịch COVID-19 ; 13,1 nghìn tỷ đồng để hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.

Thanh Thanh

Bình luận

Nổi bật

Bắc Giang hướng dẫn triển khai quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng

Bắc Giang hướng dẫn triển khai quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:14

(CL&CS)- Sở Xây dựng tỉnh Bắc Giang vừa có công văn hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương, các tổ chức, cá nhân triển khai thực hiện các quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng.

Áp dụng HTQLCL ISO 9001 - từng bước cải tiến, giảm tác động tiêu cực khi giải quyết thủ tục hành chính

Áp dụng HTQLCL ISO 9001 - từng bước cải tiến, giảm tác động tiêu cực khi giải quyết thủ tục hành chính

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:12

(CL&CS) - Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2015 giúp vận hành cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông” của nhiều cơ quan, đơn vị hiệu quả hơn, giúp thấy rõ các vấn đề thuộc hoạt động nội bộ cơ quan khi giải quyết công việc.

Tiêu chuẩn GMP: Đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng đạt chất lượng tốt nhất

Tiêu chuẩn GMP: Đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng đạt chất lượng tốt nhất

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:11

(CL&CS) - Tiêu chuẩn GMP (Good Manufacturing Practice) là tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt được áp dụng trong ngành dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm và các sản phẩm tiêu dùng khác để đảm bảo chất lượng sản phẩm từ quá trình sản xuất đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Mục tiêu chính của GMP là đảm bảo rằng sản phẩm được sản xuất và kiểm tra trong một môi trường kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt, đáp ứng các yêu cầu về độ an toàn, hiệu quả và chất lượng.