Thứ tư, 03/03/2021, 20:10 PM

Quy định mới về phân loại, phân tích, kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm đối với hàng hóa XNK

(CL&CS) - Ngày 26/2/2021, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 17/2021/TT-BTC (gọi tắt là Thông tư 17) sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư 14/2015/TT-BTC (gọi tắt Thông tư 14) ngày 30/1/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa XNK.

Điều 1 Thông tư 17 sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 6 Thông tư 14 về phân loại, áp dụng mức thuế đối với một số trường hợp đặc biệt. Theo đó, trường hợp có sự khác biệt về mô tả hàng hóa tại Danh mục hàng hóa XNK Việt Nam và mô tả hàng hóa theo Danh mục HS, Danh mục AHTN thì áp dụng trực tiếp mô tả hàng hóa theo Danh mục HS, Danh mục AHTN để phân loại và hướng dẫn phân loại theo nguyên tắc áp dụng quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

 Điều 9 Thông tư 14 về hồ sơ yêu cầu phân tích để phân loại được sửa đổi, bổ sung theo hướng cơ quan Hải quan nơi có yêu cầu phân tích hàng hóa có trách nhiệm lập và gửi hồ sơ yêu cầu phân tích. Hồ sơ gồm: Phiếu yêu cầu phân tích hàng hóa XNK kiêm Biên bản lấy mẫu hàng hóa. Mỗi mặt hàng lập 1 phiếu yêu cầu phân tích hàng hóa XNK kiêm biên bản lấy mẫu hàng hóa. Phiếu ghi số, ngày văn bản, chứng từ thuộc hồ sơ hải quan liên quan đến mẫu hàng hóa; mẫu hàng hóa yêu cầu phân tích. Tài liệu kỹ thuật của hàng hóa.

Trường hợp không có tài liệu kỹ thuật thì cơ quan Hải quan nơi gửi hồ sơ phải nêu rõ lý do hàng hóa không có tài liệu kỹ thuật tại mục 12 mẫu số 05/PYCPT/2021 về phiếu yêu cầu phân tích hàng hóa XNK kiêm biên bản lấy mẫu ban hành kèm theo Thông tư này.

Liên quan đến quy định mẫu hàng hóa XNK phân tích để phân loại, Thông tư 17 đã sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 10 Thông tư 14 theo hướng hàng hóa XNK phải lấy mẫu để phân tích theo quy định tại khoản 14 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018. Việc lấy mẫu thực hiện theo phiếu yêu cầu phân tích hàng hóa XNK kiêm biên bản lấy mẫu hàng hóa. Mẫu được lấy từ chính lô hàng cần phân tích và mang tính đại diện; phải đủ về số lượng, khối lượng để phục vụ cho việc trưng cầu giám định hoặc giải quyết khiếu nại. Khi lấy mẫu phải có đại diện của người khai hải quan. Mẫu phải được các bên ký xác nhận và niêm phong riêng biệt từng mẫu. Khi bàn giao mẫu phải có biên bản bàn giao và ký xác nhận của các bên.

Phân tích mẫu tại Trung tâm phân tích phân loại thuộc Cục Kiểm định hải quan. Ảnh: H.Nụ (Tạp chí Hải Quan)

Phân tích mẫu tại Trung tâm phân tích phân loại thuộc Cục Kiểm định hải quan. Ảnh: H.Nụ (Tạp chí Hải Quan)

Trường hợp lấy mẫu nhưng vắng mặt người khai hải quan, cơ quan Hải quan lấy mẫu với sự chứng kiến của cơ quan nhà nước tại khu vực cửa khẩu, đại diện DN vận tải, DN kinh doanh cảng, kho bãi và phải có ký xác nhận của các bên chứng kiến. Số lượng 2 mẫu, tuy nhiên, trường hợp người khai hải quan chỉ NK 1 mẫu thì không thực hiện lấy mẫu. Cơ quan Hải quan nơi có yêu cầu phân tích trực tiếp gửi mẫu hoặc gửi mẫu qua đường bưu điện và mẫu chỉ có giá trị pháp lý khi còn nguyên niêm phong.

Điều 11 Thông tư 14 quy định về thông báo kết quả phân loại, thông báo kết quả phân tích kèm mã số hàng hóa cũng được sửa đổi, bổ sung hướng dẫn cụ thể. Theo đó, trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc, trường hợp thời gian phân tích phụ thuộc thời gian do yêu cầu quy trình kỹ thuật phân tích hoặc mẫu hàng hóa phức tạp thì không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ và mẫu phân tích, Cục trưởng Cục Kiểm định hải quan ban hành Thông báo kết quả phân loại hàng hóa.

Trường hợp mẫu hàng hóa có kết quả phân tích đáp ứng nhóm tiêu chí a và c hoặc nhóm tiêu chí b và c dưới đây, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm định hải quan ban hành thông báo kết quả phân tích kèm mã số hàng hóa, thời hạn ban hành thông báo kết quả phân tích kèm mã số hàng hóa không quá 5 ngày làm việc, trường hợp thời gian phân tích phụ thuộc thời gian do yêu cầu quy trình kỹ thuật phân tích hoặc mẫu hàng hóa phức tạp thì không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ và mẫu phân tích. Trong đó, thông báo kết quả phải chỉ rõ tên hàng, bản chất hàng hóa và mã số hàng hóa.

Trường hợp cơ quan Hải quan gửi mẫu trưng cầu giám định tại các tổ chức giám định thì trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc, trường hợp mẫu hàng hóa phức tạp cần có thêm thời gian thì không quá 8 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả giám định hàng hóa, Cục trưởng Cục Kiểm định Hải quan ban hành Thông báo kết quả phân loại hàng hóa. Đối với mẫu hàng hóa có kết quả giám định thuộc phạm vi quy định thì thời hạn ban hành thông báo kết quả phân tích kèm mã số hàng hóa không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả giám định hàng hóa.

Thông báo kết quả phân loại hoặc thông báo kết quả phân tích kèm mã số hàng hóa là cơ sở để xác định mức thuế, thực hiện chính sách quản lý hàng hóa; được cập nhật vào cơ sở dữ liệu của cơ quan Hải quan và công khai trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan. Trường hợp người khai hải quan không đồng ý với thông báo kết quả phân loại hàng hóa hoặc thông báo kết quả phân tích kèm mã số hàng hóa thì thực hiện khiếu nại theo Luật Khiếu nại hoặc trưng cầu giám định theo quy định tại Điều 30 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chính phủ.

Liên quan đến quy định phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm, Thông tư 17 sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 13 Thông tư 14 như sau: Cục trưởng Cục Kiểm định hải quan ban hành thông báo kết quả kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm trong thời hạn quy định của pháp luật về kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm.

Ngoài ra, Thông tư 17 cũng sửa đổi, bổ sung Điều 14 Thông tư 14 quy định về nguồn thông tin xây dựng Cơ sở dữ liệu về Danh mục hàng hóa XNK. Theo đó, Danh mục hàng hóa cấm XNK, Danh mục hàng hóa XNK theo giấy phép, theo điều kiện, Danh mục hàng hóa XNK thuộc diện quản lý chuyên ngành theo quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ; văn bản hướng dẫn về phân loại hàng hóa của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan.

Nguồn thông tin khác từ: Thông báo kết quả phân loại của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Thông báo kết quả phân loại của Cục trưởng Cục Kiểm định hải quan và Thông báo kết quả phân tích kèm mã số hàng hóa của Chi cục trưởng Chi cục Kiểm định hải quan.

Thông tư 17 còn sửa đổi, bổ sung một số mẫu ban hành kèm theo Thông tư 14 như: sửa mẫu số 05/PYCPT/2015 thành mẫu số 05/PYCPT/2021; sửa đổi mẫu số 08/TBKQPL/2015 thành mẫu số 08/TBKQPL/2021; sửa đổi mẫu số 09/TBKQKT-CL-ATTP/2015 thành mẫu số 09/TBKQKT-CL-ATTP/2021 và bổ sung mẫu số 10/TBKQPTPL/2021.

Thông tư 17 chính thức có hiệu lực kể từ ngày 12/4/2021.

Theo Tạp chí Hải Quan

Bình luận

Nổi bật

Đề nghị xây dựng Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi)

Đề nghị xây dựng Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi)

sự kiện🞄Thứ tư, 17/04/2024, 15:29

(CL&CS) - Bộ Khoa học và Công nghệ đang đề nghị xây dựng Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý phục vụ mục tiêu phát triển các ứng dụng năng lượng nguyên tử đóng góp nhiều hơn nữa cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, củng cố an ninh quốc gia trong tình hình mới.

Tập trung sửa đổi toàn diện Luật khoa học và công nghệ

Tập trung sửa đổi toàn diện Luật khoa học và công nghệ

sự kiện🞄Thứ ba, 16/04/2024, 17:51

(CL&CS) - Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) sẽ quyết liệt sửa đổi toàn diện Luật KH&CN 2013 với nhiều điểm mới, đột phá, trở thành hành lang pháp lý quan trọng thúc đẩy mạnh mẽ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong thời gian tới.

Gia tăng giá trị chuỗi cung ứng quang điện tại Việt Nam

Gia tăng giá trị chuỗi cung ứng quang điện tại Việt Nam

sự kiện🞄Thứ hai, 15/04/2024, 08:33

( CL&CS) - Trong khuôn khổ dự án ODA của Chính phủ Đức dành cho Việt Nam về “Thúc đẩy các dịch vụ bảo đảm chất lượng vì năng lượng bền vững”, đoàn chuyên gia Viện Đo lường Đức (PTB) và điều phối viên Dự án đã có chuyến công tác tới thăm và làm việc với Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (từ ngày 5 – 12/4/2024) tại Hà Nội.