Quỹ đất để TP.HCM phát triển nhà ở xã hội nằm ở đâu?

(NTD) - Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đánh giá, TP.HCM muốn tạo quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội, trước hết là sử dụng hợp lý và hiệu quả quỹ đất công của thành phố.

Theo đó, quỹ đất các nông trường Lê Minh Xuân, Phạm Văn Hai (huyện Bình Chánh), Phạm Văn Cội, nông trường bò sữa (huyện Củ Chi) do Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn quản lý; Nông trường Láng Le do UBND huyện Bình Chánh quản lý đã có tổng diện tích khoảng 6.000 ha, chưa tính quỹ đất các nông trường ở huyện Cần Giờ và một số khu đất được quy hoạch đất dự trữ của thành phố đều có thể xem xét điều chỉnh quy hoạch để dành một phần quỹ đất phát triển nhà ở xã hội.

Nhưng để làm được nhà ở xã hội tại các nông trường này sẽ cần phải đầu tư bổ sung rất lớn về hệ thống hạ tầng kỹ thuật, trước hết là đường giao thông, xe điện ngầm, xe buýt và hệ thống hạ tầng xã hội như: trường học, nhà trẻ, mẫu giáo, bệnh viện, khu vui chơi giải trí, thể dục thể thao, dịch vụ, phát triển các khu công nghiệp, tạo công ăn việc làm.

nha-o-xa-hoi-vietnamnet
Theo đánh giá của HoREA, quỹ đất để TP.HCM phát triển nhà ở xã hội còn khá lớn. Ảnh: VNN

Quỹ đất công đang làm nhà xưởng sản xuất ô nhiễm tại các quận, huyện thuộc diện phải di dời vào các khu công nghiệp; Quỹ đất công của các cơ quan nhà nước thuộc diện sắp xếp lại theo Nghị định 367/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Quỹ đất công của các doanh nghiệp nhà nước thực hiện chủ trương cổ phần hóa hoặc thoái vốn nhà nước hiện nay. Nếu quỹ đất này được đấu giá, đấu thầu và có cơ chế thì có thể huy động được thêm một nguồn lực rất lớn để tạo quỹ đất phát triển nhà ở xã hội của thành phố.

Quỹ đất công được tạo lập trong quá trình quy hoạch các khu đô thị vệ tinh, các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất như: Khu đô thị mới Nam Sài Gòn, 2.965 ha; Khu đô thị công nghiệp Tây Bắc (Củ Chi) khoảng 6.000 ha; Khu đô thị công nghiệp cảng biển Hiệp Phước là 3.600 ha; Khu chế xuất Tân Thuận là 320 ha; Khu công nghệ cao TP.HCM là 913 ha; Khu chế xuất Linh Trung I,II,III khoảng 326 ha; Công viên phần mềm Quang Trung là 43 ha; Đại học quốc gia TP.HCM là 647 ha (trong đó, có khoảng 2/3 diện tích thuộc tỉnh Bình Dương).

Quỹ đất nhà ở xã hội được trích lập theo quy định của Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản đã quy định tất cả các dự án nhà ở thương mại đều phải dành 20% quỹ đất kinh doanh để phát triển nhà ở xã hội theo các phương thức: Đối với dự án từ 10 ha trở lên thì phải xây dựng nhà ở xã hội tại dự án; Đối với dự án dưới 10 ha thì có thể lựa chọn phương thức xây dựng nhà ở xã hội tại dự án, hoặc hoán đổi bằng quỹ đất, quỹ nhà ở xã hội ở vị trí khác, hoặc quy đổi giá trị bằng tiền nộp vào ngân sách địa phương để phát triển nhà ở xã hội.

Cần khuyến khích xã hội hóa, huy động các doanh nghiệp tham gia phát triển nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá rẻ, nhà ở cho thuê giá rẻ như trong thời gian qua, đã có những doanh nghiệp tư nhân đã đưa quỹ đất để phát triển các dự án nhà ở xã hội, cũng như đã có hàng chục ngàn cá nhân, hộ gia đình đã đầu tư phát triển các khu nhà trọ, phòng trọ (mặc dù phần lớn chưa đảm bảo chất lượng, thiếu tiện ích và dịch vụ, chưa đảm bảo an toàn, an ninh) đã giải quyết được phần lớn nhu cầu thuê nhà của công nhân, lao động, người nhập cư như đã nêu trên. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp đã chuyển hướng đầu tư các dự án căn hộ nhà ở thương mại 1 - 2 phòng ngủ, có giá bán vừa túi tiền sẽ góp phần tái cân bằng "cung - cầu" sản phẩm nhà ở; góp phần làm giảm thiểu rủi ro của thị trường bất động sản, nhất là rủi ro thanh khoản.

Vũ Sơn

Bình luận

Nổi bật

Ông Nguyễn Cảnh Anh được bầu làm Chủ tịch HĐQT Eximbank

Ông Nguyễn Cảnh Anh được bầu làm Chủ tịch HĐQT Eximbank

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 15:26

(CL&CS) - Ngày 26/4, HĐQT Eximbank đã thông qua nghị quyết chính thức bầu ông Nguyễn Cảnh Anh, thành viên HĐQT giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ VII (2020-2025) thay cho bà Đỗ Hà Phương.

NCB ghi nhận tín hiệu kinh doanh tích cực trong quý I/2024

NCB ghi nhận tín hiệu kinh doanh tích cực trong quý I/2024

sự kiện🞄Thứ bảy, 27/04/2024, 08:50

(CL&CS) - Kết thúc quý I/2024, hoạt động kinh doanh chính của NCB có nhiều tín hiệu tích cực, huy động vốn và cho vay khách hàng tăng trưởng khả quan cho thấy niềm tin của khách hàng vào NCB ngày một tăng.

Năm 2024: Sacombank đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Năm 2024: Sacombank đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 23:12

(CL&CS) - Ngày 26/4/2024, Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của Sacombank đã thông qua kết quả năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cùng với kỳ vọng tái cơ cấu thành công trước thời hạn.