QUATEST 3 ứng dụng phương pháp phát hiện DNA động vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi
(CL&CS) - An toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc sản phẩm là một trong những vấn đề ngày càng được xã hội quan tâm, bởi nó ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng, kinh tế, xã hội, môi trường và tín ngưỡng. Việc xác định nguồn gốc của nguyên liệu sản xuất sản phẩm có phải từ động vật hay không có ý nghĩa quan trọng trong quản lý sản phẩm theo tiêu chuẩn Halal cũng như các quy định đối với thực phẩm chay và đánh giá việc mạo danh nguồn gốc sản phẩm.
![](https://i.ex-cdn.com/chatluongvacuocsong.vn/files/thuydaontd2009/2025/02/07/z6289741132049-8466f42c4ab70c1d56dba987cfd5900720250206092711-0855380.jpg)
An toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc sản phẩm là một trong những vấn đề được xã hội quan tâm.
Thế mạnh của ngành thực phẩm chay và Halal
Trong bối cảnh hiện nay, thị trường Halal toàn cầu với tiềm năng rất lớn đang nhận được rất nhiều sự quan tâm từ chính phủ Việt Nam, định hướng phát triển ngành Halal trở thành một ngành thế mạnh, một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng các sản phẩm, dịch vụ Halal trên thế giới. Tại Hội nghị Halal toàn quốc do Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đồng tổ chức ngày 22/10/2024 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ đạo: “Phát huy nội lực, tăng cường hợp tác quốc tế để xây dựng ngành Halal Việt Nam phát triển bền vững”.
Bên cạnh mảng thực phẩm Halal thì vấn đề về thực phẩm chay cũng như việc mạo danh nguồn gốc sản phẩm cũng nhận được nhiều sự quan tâm của các cơ quan chức năng cũng như từ phía người tiêu dùng. Ngày 06/04/2023, TCVN 13625: 2023 về “Định nghĩa và tiêu chí kỹ thuật đối với thực phẩm, thành phần thực phẩm phù hợp cho người ăn chay hoặc người ăn thuần chay và để thông báo, ghi nhãn thực phẩm” có hiệu lực (theo Quyết định số 586/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ: về việc công bố tiêu chuẩn Quốc gia được ký ngày ngày 06 tháng 04 năm 2023).
Trong ngành thực phẩm chay và thực phẩm Halal thì thử nghiệm phát hiện DNA động vật là bước sàng lọc đầu tiên và quan trọng trong quá trình xác nhận tính hợp pháp của sản phẩm Halal và thực phẩm chay. Về mặt kỹ thuật, thử nghiệm này cũng là yêu cầu bắt buộc trước khi tiến hành các thử nghiệm DNA chuyên biệt loài theo ISO 20224:2020. Tuy nhiên, hiện chưa có tiêu chuẩn quốc gia hay quốc tế nào hướng dẫn thực hiện thử nghiệm cho chỉ tiêu này, gây khó khăn cho quá trình thực hiện thử nghiệm.
![](https://i.ex-cdn.com/chatluongvacuocsong.vn/files/thuydaontd2009/2025/02/07/z6289741143981-d6875785d2d67c71be7e350bef14a1e820250206092717-0855391.jpg)
Phương pháp phân tích DNA động vật
Cho tới hiện nay, đã có một số nghiên cứu được công bố sử dụng kỹ thuật PCR (Polymerase chain reaction) truyền thống để phát hiện DNA động vật. Các phương pháp này hầu hết là chưa có đầy đủ thông tin và các thông số kỹ thuật cần thiết để áp dụng trong phòng thí nghiệm. Bên cạnh đó, kỹ thuật PCR truyền thống từ lâu cũng đã bộc lộ một số nhược điểm và không còn đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật như độ nhạy, độ đặc hiệu và không phù hợp cho những mẫu đã qua xử lý nhiều làm cho DNA đã bị đứt gãy hoặc chứa hàm lượng DNA động vật ở dạng vết (như ở các sản phẩm chay bị nhiễm mẫu động vật). Quá trình thử nghiệm cần thực hiện qua 2 giai đoạn phân tích dẫn đến kéo dài thời gian thử nghiệm, tăng nguy cơ nhiễm và đòi hỏi công tác quản lý chất lượng phức tạp hơn.
Để khắc phục những rào cản kỹ thuật cố hữu của các kỹ thuật dựa trên PCR truyền thống, Phòng thí nghiệm Công nghệ sinh học - Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 (QUATEST 3) đã tham khảo một số các nghiên cứu, tối ưu hóa các thông số và triển khai thành công Quy trình phân tích để “Phát hiện sự hiện diện của DNA động vật có xương sống bằng kỹ thuật Real-time PCR”. Kỹ thuật này dựa trên các mẫu dò lai để đạt được độ nhạy và độ chuyên biệt cao hơn, dễ dàng tự động hoá, tiết kiệm thời gian và kiểm soát việc lây nhiễm sản phẩm sau phản ứng PCR.
Phương pháp đã xây dựng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đề ra trong quá trình xác nhận giá trị sử dụng theo các yêu cầu của CODEX và FDA, bao gồm một số các thông số cơ bản như độ đặc hiệu đã được chứng minh in silico và tổng hợp có dữ liệu thực nghiệm trên 86 loài thuộc ngành động vật có xương sống, nhiều loài động vật không xương sống như tôm, mực, ốc sên cùng với 34 loài thực vật; giới hạn phát hiện tương đối LODrel đạt 0.001% và giới hạn phát hiện tuyệt đối LODabs là 5 bản sao trình tự mục tiêu.
Phương pháp trên đã được Phòng thí nghiệm nghiên cứu thành công và đảm bảo các thông số kỹ thuật và đang trong quá trình đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm theo Nghị định số 107/2016/NĐ-CP. Trung tâm sẽ sớm thực hiện phương pháp thử nghiệm này theo yêu cầu của khách hàng khi có quyết định.
Theo Tạp chí Hải quan
Bình luận
Nổi bật
QUATEST 3 ứng dụng phương pháp phát hiện DNA động vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi
sự kiện🞄Thứ sáu, 07/02/2025, 12:17
(CL&CS) - An toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc sản phẩm là một trong những vấn đề ngày càng được xã hội quan tâm, bởi nó ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng, kinh tế, xã hội, môi trường và tín ngưỡng. Việc xác định nguồn gốc của nguyên liệu sản xuất sản phẩm có phải từ động vật hay không có ý nghĩa quan trọng trong quản lý sản phẩm theo tiêu chuẩn Halal cũng như các quy định đối với thực phẩm chay và đánh giá việc mạo danh nguồn gốc sản phẩm.
Yêu cầu độ bền va đập, độ bền màu và ghi nhãn đối với vật liệu dán tường theo tiêu chuẩn
sự kiện🞄Thứ năm, 06/02/2025, 11:02
(CL&CS) - Vật liệu dán tường hiện là sản phẩm được nhiều gia đình sử dụng do mang lại nhiều tiện lợi trong lắp đặt, độ bền cao. Tuy nhiên khi lựa chọn cần lưu ý tới những sản phẩm đáp ứng các yêu cầu theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13557-1:2022.
Châu Âu công bố cập nhật tiêu chuẩn sửa đổi an toàn đồ chơi
sự kiện🞄Thứ năm, 06/02/2025, 11:01
(CL&CS) - Ủy ban Tiêu chuẩn hóa Châu Âu (CEN) đã phê duyệt bản tiêu chuẩn sửa đổi về an toàn đồ chơi cho trẻ em và sẽ chính thức áp dụng vào tháng 6 năm nay.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.