Quản lý rủi ro theo ISO 31000: Giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm
(CL&CS) - Quản lý rủi ro theo ISO 31000 là một trong những giải pháp quan trọng giúp tổ chức, doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Tiêu chuẩn ISO 31000 nhằm đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan, bao gồm những người chịu trách nhiệm xây dựng chính sách quản lý rủi ro trong tổ chức; những người có trách nhiệm đảm bảo rằng rủi ro được quản lý hiệu quả trong phạm vi toàn bộ tổ chức hoặc trong một lĩnh vực, dự án hay hoạt động cụ thể...

Theo các chuyên gia, quản lý rủi ro đang là vấn đề lớn đối với các nhà điều hành hay quản lý doanh nghiệp. Vì vậy, việc áp dụng ISO 31000 sẽ là một trong những “công cụ” hữu hiệu hỗ trợ cho những chủ doanh nghiệp, giám đốc tài chính, giám đốc điều hành, những người đánh giá điều hành một tổ chức trong việc quản lý rủi ro.
Về phạm vi áp dụng, tiêu chuẩn này đưa ra hướng dẫn quản lý các rủi ro mà tổ chức phải đối mặt. Việc áp dụng các hướng dẫn này có thể được tùy chỉnh theo tổ chức và bối cảnh của tổ chức. Tiêu chuẩn này đưa ra cách tiếp cận chung để quản lý mọi loại rủi ro và không cho một ngành công nghiệp hay lĩnh vực cụ thể. Tiêu chuẩn này có thể được sử dụng trong suốt vòng đời của tổ chức và có thể được áp dụng cho bất kỳ hoạt động nào, kể cả việc ra quyết định ở tất cả các cấp.
Quản lý rủi ro theo ISO 31000 là một trong những giải pháp quan trọng giúp tổ chức, doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Công ty Cổ phần bóng đèn Điện Quang (TP.Hồ Chí Minh) là một ví dụ điển hình. Công ty đã được hướng dẫn áp dụng hệ thống quản lý rủi ro theo ISO 31000 cho toàn bộ hoạt động.
Phương pháp thực hiện chủ yếu là dựa vào thực hành, các bước thực hiện dưới đây phần lớn liên quan đến việc đánh giá ban đầu, đào tạo doanh nghiệp, thực hành hệ thống quản lý rủi ro; đánh giá hiệu quả và cải tiến.
Trong phương pháp này, nhóm dự án trực tiếp cùng đại diện doanh nghiệp thực hành các công cụ cải tiến tại chỗ, đo lường kết quả thực hành trước và sau khi cải tiến để xác định mức độ cải tiến bằng định lượng.
Hệ thống quản lý rủi ro của Điện Quang được thiết lập theo chuẩn mực quốc tế ISO 31000, bao gồm: chính sách, mục tiêu quản lý rủi ro; khuôn khổ rủi ro; quy trình quản lý rủi ro; danh mục rủi ro và danh mục rủi ro đáng kể (tổng cộng hơn 230 rủi ro đã được nhận dạng). Bên cạnh đó là các phân tích, đánh giá và xác định mức độ ảnh hưởng của rủi ro; giải pháp hạn chế rủi ro và kế hoạch xử lý giảm thiểu rủi ro đáng kể.
Lãnh đạo Công ty cho biết, Điện Quang đã xây dựng được hệ thống quản lý rủi ro theo ISO 31000 phù hợp với thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm kiểm soát thường xuyên các rủi ro, giảm thiểu rủi ro, tổn thất có thể xảy ra.
Việc áp dụng hệ thống quản lý rủi ro giúp Công ty chủ động trong nhận dạng và quản lý các rủi ro, ngăn ngừa tổn thất và quản lý sự cố có thể xảy ra thông qua việc chủ động thống kê và theo dõi đo lường kết quả xử lý rủi ro hàng tháng.
Trong khi đó, các đơn vị, phòng ban am hiểu quy trình, công cụ, kỹ thuật để quản lý rủi ro, nâng cao tinh thần học hỏi và làm việc nhóm của toàn thể nhân viên trong quá trình xây dựng và áp dụng; nâng cao khả năng ứng biến của các phòng ban/cá nhân khi gặp rủi ro trong công việc hàng ngày.
Trên cơ sở quy định về đánh giá tính hiệu quả của việc áp dụng hệ thống quản lý rủi ro, Công ty cổ phần Bóng Đèn Điện Quang đã giảm thiểu được 70,5% trên tổng số các rủi ro đáng kể xác định từ đầu. Kết quả này cho thấy, việc quản lỷ rủi ro đã được ban lãnh đạo và các phòng ban tích cực trong việc thực hiện giải pháp kiểm soát tốt rủi ro.
Thiện Phúc
Bình luận
Nổi bật
TCVN 9364:2024 về công tác trắc địa phục vụ thi công nhà cao tầng
sự kiện🞄Thứ ba, 01/04/2025, 14:23
(CL&CS) - Khi xây dựng nhà cao tầng để đảm bảo chất lượng, an toàn thì việc quan trắc địa phục vụ thi công theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9364:2024 là vô cùng cần thiết.
Tiêu chuẩn góp phần hiện thực hoá mục tiêu tăng trưởng hai con số, đưa đất nước chuyển mình
sự kiện🞄Thứ ba, 01/04/2025, 14:23
(CL&CS) - Tiêu chuẩn không chỉ là “sàn” để xây dựng và điều chỉnh các chính sách dựa trên thực tiễn Việt Nam mà còn là “đỉnh” cần tiến tới theo tiêu chuẩn quốc tế, góp phần giúp Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng hai con số và chuyển mình thành một nền kinh tế hiện đại, chất lượng cao.
Yêu cầu kỹ thuật, tính an toàn của thang nâng xây dựng vận chuyển hàng theo TCVN 13918-2: 2024
sự kiện🞄Thứ hai, 31/03/2025, 10:37
(CL&CS) - Thang nâng xây dựng là thiết bị được sử dụng phổ biến trong các công trình xây dựng, nhà xưởng. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn khi thiết kế thang nâng nên đáp ứng các yêu cầu theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13918-2: 2024.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.