PV GAS: Lợi nhuận năm nay có thể giảm đáng kể từ mức đỉnh 2022

(CL&CS) - Năm 2023, Tổng công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS) được dự báo doanh thu và lợi nhuận sau thuế giảm lần lượt 11,5% và 27,4% so cùng kỳ năm trước từ mức đỉnh năm 2022 xuống 89.200 tỷ đồng và 10.900 tỷ đồng.

Nhà máy xử lý khí Dinh Cố của PV GAS.

Nhà máy xử lý khí Dinh Cố của PV GAS.

Doanh thu và lợi nhuận lập kỷ lục cao nhất lịch sử

PV GAS là một công ty con quan trọng của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam - PVN).

PV GAS có đường ống dẫn khí từ các mỏ ngoài khơi miền Nam Việt Nam và đóng vai trò là nhà phân phối khí cho các nhà máy điện, nhà máy sản xuất phân đạm và các hộ công nghiệp.

Ba sản phẩm chính của PV GAS là: khí khô (chiếm phần lớn trong tổng doanh thu), LPG và condensate.

Quý 4/2022, PV GAS đạt 22.052 tỷ đồng doanh thu và 3.250 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng lần lượt 9,3% so cùng kỳ năm trước (YoY) và 65,5% YoY. Công ty ghi nhận kết quả khả quan này là nhờ mức tăng trưởng mạnh 27% về sản lượng tiêu thụ so với mức nền thấp được thiết lập trong quý 4/2021 (sản lượng tiêu thụ quý 4/2021 giảm 31% YoY) cũng như giá bán trung bình tăng cao hơn so với giá đầu vào.

Lũy kế năm 2022, doanh thu 100.724 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 14.798 tỷ đồng, tăng lần lượt 27,5% YoY và 70,6% YoY, vượt kế hoạch lần lượt 26% và 114%.

Động lực chính trong năm 2022 là mảng khí khô, mảng này đóng góp 77% vào mức tăng lợi nhuận gộp so với năm 2021. Tổng sản lượng khí khô phục hồi +8% YoY và đạt 7,7 tỷ m3 do nhu cầu từ các nhà máy điện khí và các nhà sản xuất phân bón phục hồi.

Tuy nhiên, sản lượng khí khô thực tế vẫn thấp hơn 13% so với kế hoạch năm 2022 do nhu cầu từ các nhà máy điện khí yếu hơn dự kiến, bởi thời tiết thuận lợi giúp nhà máy thủy điện phát điện nhiều hơn. Sản lượng điện từ các nhà máy thủy điện trong năm 2022 tăng 20,8% YoY, mức tăng trưởng cao nhất trong các nhà máy điện và gần gấp đôi mức tăng trưởng 12% của các nhà máy điện khí.

Năm 2022 đánh dấu năm thứ ba liên tiếp sản lượng bán khí khô thực tế thấp hơn so với kế hoạch, tiếp nối xu hướng giảm từ năm 2020 và 2021, khi nhu cầu năng lượng bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19. Trước đó, sản lượng thường vượt kế hoạch khoảng 5% và dao động trong khoảng 9 - 10 tỷ m3 trong giai đoạn 2013-2019.

Tuy nhiên, giá dầu tăng đã thúc đẩy doanh thu khí khô. Doanh thu và lợi nhuận gộp từ mảng này tăng cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng sản lượng. Doanh thu tăng 31,4% YoY và lợi nhuận gộp tăng 65,5% YoY, lần lượt đạt 53,15 ngàn tỷ đồng và 16,1 ngàn tỷ đồng, nhờ giá dầu nhiên liệu tăng 30% YoY.

Lợi nhuận của mảng LPG được hỗ trợ từ giá dầu tăng. Sản lượng LPG giữ nguyên ở mức 2,01 triệu tấn so với năm 2021. Tuy nhiên, doanh thu và lợi nhuận gộp tăng đáng kể lần lượt 22,6% YoY và 35% YoY nhờ giá LPG trung bình tăng 20%. Tỷ suất lợi nhuận của LPG thường ổn định hơn so với khí khô, với tỷ suất lợi nhuận gộp của LPG chỉ cải thiện 90 điểm cơ bản so với cùng kỳ trong năm 2022 so với mức 430 điểm cơ bản của mảng khí khô, do giá bán LPG biến động sát hơn với giá đầu vào.

Doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế của PV GAS giai đoạn 2007 - 2022 và dự báo năm 2023 của SSI Research (đơn vị tính: tỷ đồng).

Doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế của PV GAS giai đoạn 2007 - 2022 và dự báo năm 2023 của SSI Research (đơn vị tính: tỷ đồng).

Triển vọng lợi nhuận năm 2023

Tăng trưởng sản lượng có thể chững lại trong năm 2023, Trung tâm Phân tích và Tư vấn Đầu tư CTCP Chứng khoán SSI (SSI Research) dự báo sản lượng tiêu thụ khí khô là 8 triệu m3 trong năm 2023, đạt mức tăng trưởng khiêm tốn 4% YoY do sự suy giảm của nền kinh tế nói chung có thể ảnh hưởng đến nhu cầu năng lượng. Trong 2 tháng đầu năm 2023, sản lượng điện của Việt Nam giảm 2,2% YoY. Tuy nhiên, tỷ lệ huy động của các nhà máy điện khí trong năm 2023 có thể cải thiện so với năm 2022 do công suất thủy điện giảm với dự báo điều kiện thủy văn kém thuận lợi hơn.

Giá dầu giảm có thể khiến lợi nhuận quay về mức bình thường, SSI Research dự đoán giá dầu Brent trung bình ở mức 83 USD/thùng, giảm 17% YoY so với mức nền cao trong năm 2022, do tăng trưởng nhu cầu toàn cầu chậm lại và tác động của việc thiết lập hàng tồn kho.

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), lượng dầu tồn kho toàn cầu đạt 7,8 tỷ thùng trong tháng 1, mức cao nhất kể từ tháng 9/2021 (tăng 52,9 triệu thùng so với tháng trước). Lượng dầu tồn kho của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) tăng 55 triệu thùng, gấp bốn lần mức tăng trung bình 5 năm.

Bất chấp sự phục hồi khả quan của nhu cầu tại Trung Quốc, thị trường toàn cầu đã chuyển từ thâm hụt trong nửa đầu năm 2022 sang thặng dư nguồn cung trong ba quý vừa qua. Với mối tương quan cao 0,9 lần của giá FO và LPG so với giá dầu Brent trong 10 năm qua, SSI Research kỳ vọng giá FO và LPG sẽ giảm lần lượt 17% YoY và 13% YoY do giá dầu thô điều chỉnh.

Năm 2023, SSI Research dự báo doanh thu và lợi nhuận sau thuế của PV GAS giảm lần lượt 11,5% YoY và 27,4% YoY từ mức đỉnh năm 2022 xuống 89,2 ngàn tỷ đồng và 10,9 ngàn tỷ đồng.

Đóng cửa ngày 28/3/2023, cổ phiếu GAS của PV GAS đạt 103.700 đồng/cổ phiếu, tăng 2,2% so với đầu năm nay. Ở mức giá này, vốn hóa của PV GAS đạt 198.477 tỷ đồng.

Cập nhật các dự án trọng điểm

Dự án LNG đầu tiên tại Việt Nam - LNG Thị Vải: Dự án đã hoàn thành toàn bộ phần xây dựng cơ khí và dự kiến đi vào hoạt động trong năm 2023.

Sư Tử Trắng giai đoạn 2B: Mỏ Sư Tử Trắng giai đoạn 2A (nằm trong Block 15.1) đã đi vào hoạt động vào ngày 18/6/2021, với tổng trữ lượng khí tự nhiên là 5,5 tỷ m3 và 63 triệu thùng condensate dự kiến được khai thác giai đoạn 2021-2025.

Dự án tiếp theo Sư Tử Trắng 2B, với tổng vốn đầu tư 1,1 tỷ USD, dự kiến triển khai EPCI cuối năm 2023 và đi vào hoạt động trong năm 2026.

Nguyễn Như

Bình luận

Nổi bật

Phát triển năng lượng phi truyền thống ở Việt Nam với mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Phát triển năng lượng phi truyền thống ở Việt Nam với mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 14:09

(CL&CS) - Ngày 26/4/2024, tại Cung triển lãm Kiến trúc, Quy hoạch xây dựng Quốc gia đã diễn ra Hội thảo “Tiềm năng phát triển năng lượng phi truyền thống ở Việt Nam” do Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản phối hợp cùng Công ty TNHH Dịch vụ triển lãm SES Việt Nam tổ chức, Hội thảo đã tập trung vào hai dạng năng lượng chính: khí hóa than ngầm và năng lượng địa nhiệt.

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 08:19

(CL&CS) - Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.

Masan đặt mục tiêu 30 triệu hội viên WIN vào năm 2025

Masan đặt mục tiêu 30 triệu hội viên WIN vào năm 2025

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 08:04

(CL&CS) - Ra mắt vào năm 2023, chương trình hội viên WIN đã thu hút số lượng 8,5 triệu vào cuối quý 1/2024 và Masan dự kiến ​​sẽ đạt 30 triệu hội viên WIN vào năm 2025.