Thứ sáu, 29/12/2023, 14:30 PM

Phòng thí nghiệm ngầm sâu nhất thế giới ở độ sâu 2.400m: Dung tích phòng 330.000m3 lớn nhất toàn cầu, qua 10 lớp vật liệu để cách ly không gian thí nghiệm với núi

Một phòng thí nghiệm vật lý năm ở độ sâu 2.400m vừa đi vào hoạt động, xác lập kỷ lục trở thành phòng thí nghiệm dưới lòng đất to và sâu nhất thế giới

Được biết, phòng thí nghiệm này có tên gọi là “Cơ sở nền bức xạ cực thấp và dưới lòng đất sâu dành cho các thí nghiệm vật lý ranh giới (DURF)”. Phòng thí nghiệm ngầm này được xây dựng tại vùng núi Cẩm Bình, châu tự trị dân tộc Di Lương Sơn, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Công trình là sản phẩm của giai đoạn thứ hai thuộc Cơ sở thí nghiệm ngầm Cẩm Bình.

DURF là thành quả nghiên cứu của đội ngũ các nhà khoa học đến từ Đại học Thanh Hoa phối hợp với Công ty TNHH Phát triển Thủy điện Sông Nhã Lung. Công trình bắt đầu được khởi công vào hồi tháng 10/2020.

Công trường xây dựng phòng thí nghiệp DURF vào tháng 9/2023. Ảnh: Xinhua

Công trường xây dựng phòng thí nghiệp DURF vào tháng 9/2023. Ảnh: Xinhua

Trước đó, giai đoạn đầu tiên của dự án được hoàn thành và đưa vào sử dụng vào thời điểm cuối năm 2010 đạt sức chứa khoảng 4.000m3. Dù chỉ là giai đoạn một nhưng công trình đã giúp các nhà nghiên cứu đạt được nhiều thành tựu ấn tượng, đưa việc nghiên cứu về vật chất tối của Trung Quốc lên tầm cao mới, đạt trình độ tiên tiến trên thế giới.

Các nhà khoa học đánh giá rằng, nhờ độ sâu ấn tượng, công trình đã giúp ngăn chặn phần lớn tia vũ trụ vốn gây cản trở đáng kể tới việc quan sát vật chất tối. Bởi dựa theo những suy luận của giới nghiên cứu, vật chất nhìn thấy chỉ chiếm khoảng 5% vũ trụ, trong khi khoảng 95% vũ trụ được tạo thành từ vật chất tối và năng lượng tối.

Bên cạnh đó, ông Lý Minh Xuyên, người đứng đầu văn phòng quản lý Phòng thí nghiệm ngầm Cẩm Bình còn cho biết, họ đã sử dụng 10 lớp vật liệu để cách ly không gian thí nghiệm với núi. Ngoài ra, các nhà khoa học còn tập trung vào việc phát triển các vật liệu cùng hệ thống thiết bị có bức xạ thấp như xi măng bức xạ thấp, đá nhám, hay một loạt thiết bị cơ điện bức xạ thấp.

Sự ra đời của DURF đã xác lập kỷ lục thế giới mới, trở thành phòng thí nghiệm sâu nhất khi cách mặt đất tới 2.400m. Không chỉ vậy, với tổng dung tích phòng 330.000 mét khối, đây còn là cơ sở nghiên cứu ngầm có không gian lớn nhất toàn cầu.

Bên trong phòng thí nghiệp sâu nhất thế giới. Ảnh: Tân Hoa Xã

Bên trong phòng thí nghiệp sâu nhất thế giới. Ảnh: Tân Hoa Xã

Ở độ sâu này, phòng thí nghiệm Cận Bình có thể tiếp xúc với lượng luồng tia vũ trụ cực nhỏ, chỉ bằng một phần trăm triệu khi đo trên bề mặt trái đất và chỉ bằng 1% so với ở phòng thí nghiệm Nazionali del Gran Sasso - Italy. Không gian rộng rãi cũng tạo điều kiện cho việc lắp đặt đầy đủ thiết bị khoa học tối tân, phục vụ quá trình nghiên cứu, từ đó giúp chu trình thu được kết quả được rút ngắn đáng kể.

DURF được kỳ vọng sẽ trở thành một trung tâm nghiên cứu khoa học liên ngành đẳng cấp thế giới, tích hợp nhiều ngành như: vật lý hạt, vật lý thiên văn hạt nhân và khoa học sự sống... Hiện tại, 10 nhóm đầu tiên đến từ các trường đại học và tổ nghiên cứu hàng đầu Trung Quốc như: Đại học Thanh Hoa, Đại học Giao thông Thượng Hải đã tới đây để bắt đầu thực hiện nghiên cứu.

Thùy Dung

Bình luận

Nổi bật

Đài thiên văn cao nhất thế giới xây trên sa mạc đi vào hoạt động

Đài thiên văn cao nhất thế giới xây trên sa mạc đi vào hoạt động

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 15:16

Ý tưởng cho dự án đài thiên văn này đã được hình thành từ 26 năm trước với mục đích nghiên cứu sự tiến hóa của các thiên hà và ngoại hành tinh.

Hội đồng Giải thưởng Tạ Quang Bửu họp đánh giá các hồ sơ đề cử Giải thưởng năm 2024

Hội đồng Giải thưởng Tạ Quang Bửu họp đánh giá các hồ sơ đề cử Giải thưởng năm 2024

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 15:15

(CL&CS)- Hội đồng xét tặng Giải thưởng Tạ Quang Bửu 2024 đã xem xét 16 đề cử từ các Hội đồng khoa học để chọn ra các hồ sơ xuất sắc nhất để trao giải.

Các tiêu chuẩn phổ biến của tín chỉ carbon rừng

Các tiêu chuẩn phổ biến của tín chỉ carbon rừng

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 15:12

(CL&CS)- Bằng việc tuân thủ các tiêu chuẩn tín chỉ carbon rừng không chỉ đảm bảo tính minh bạch và tin cậy cho thị trường tín chỉ carbon mà còn khuyến khích và thúc đẩy đầu tư vào các dự án bảo vệ rừng, từ đó giảm thiểu phát thải khí nhà kính.