Dữ liệu cũ
Thứ tư, 16/09/2015, 06:55 AM

Phần lớn hoa quả ở các chợ là của Trung Quốc?

(NTD) - Đội lốt hoa quả đặc sản các vùng ở Việt Nam, hoa quả Trung Quốc đang rầm rập đổ về thị trường Hà Nội, được bày bán la liệt tại các điểm kinh doanh vỉa hè, chợ.

Tình trạng hoa quả Trung Quốc đội lốt hoa quả Việt Nam để lừa người tiêu dùng đã diễn ra từ lâu nhưng cơ quan quản lý còn dửng dưng. Người tiêu dùng thì không đủ kinh nghiệm cũng như thông tin để phân biệt thật- giả. 

Hiện nay, đi dọc các tuyến phố, các chợ, người Hà Nội sẽ dễ dàng tìm thấy các loại hoa quả được người bán “gắn mác” đặc sản Việt Nam để thu hút người tiêu dùng. Một chủ cửa hàng bán hoa quả ở chợ Nguyễn Công Trứ, quận Hai Bà Trưng bày bán tràn lan “táo Hà Giang”, “đào Sa Pa” đon đả mời khách mua hàng.

Khi được hỏi về nguồn gốc của các loại hoa quả này, có phải là đặc sản Việt Nam không hay là hoa quả nhập khẩu Trung Quốc, một người bán hàng tại chợ Dịch Vọng gạt “phăng” đi, khẳng định chắc nịch: “Bây giờ đang đúng mùa, hàng Việt Nam còn đang đổ đống thì lấy đâu mà nhập hàng Trung Quốc hả em”.

Hoa qua Viet Nam duoc trong o Trung Quoc

Nhìn bằng mắt thường, người tiêu dùng khó phân biệt được đâu là hoa quả Việt Nam và đâu là hoa quả bị đội lốt hàng Việt.

Trái cây “gắn mác đặc sản Việt” tràn lan tại các phố

Các tuyến phố tập trung nhiều người bán trái cây rong như phố Nghĩa Tân, Phạm Hùng, Tạ Quang Bửu, Hồ Tùng Mậu… các xe bán trái cây rong đều đầy ắp hai sọt cam xanh, táo mèo Hà Giang, nho xanh. Giá bán cũng được niêm yết rất công khai, dao động từ 12.000 - 15.000 đồng/kg; nho xanh giao động từ 30.000 - 35.000 đồng/kg. Hầu hết, người tiêu dùng đều bị hấp dẫn bởi độ tươi ngon, đẹp mắt của loại trái cây này. Vỏ cam xanh màu mỡ, bắt mắt, tép vàng ươm, nếm thử có vị chua dịu.

Đến một quầy bán trái cây khác trên phố Tạ Quang Bửu, chị chủ hàng đang nhanh tay xếp những trái cam tươi xanh lên quầy đon đả: “Cam Hà Giang chị vừa nhập về tươi ngon lắm, giá 15000 đồng/kg em mà mua thì chị bớt giá cho sinh viên”.

Không chỉ riêng cam quýt, nho xanh mà các loại hoa quả như xoài, táo, chuối Trung Quốc cũng được giới thiệu là “đặc sản vùng miền” của Việt Nam. Chủ hàng nào cũng phủ nhận không có hàng từ Trung Quốc, trừ khi bị khách “bóc mẽ” kèm lời hứa “sẽ mua hàng”.

Nhận định về chất lượng đào, mận hiện đang được bày bán khắp Hà Nội, bà Dung – một người dân gần khu vực Nguyễn Xiển, cho rằng: “Người ta nói là đào Sa Pa thì biết thế chứ người tiêu dùng như mình thì biết đâu mà lần. Được cái họ nói rất thuyết phục khiến ai cũng tin đây là đặc sản Sa Pa thật nên tôi vẫn thường mua về ăn”.

Trong khi những người bán rong ngoài đường hoặc các cửa hàng bán nhỏ lẻ khẳng định đây là đào Sa Pa, táo Hà Giang 100% thì nhiều tiểu thương ở chợ Dịch Vọng lại cho biết táo, đào hiện nay không phải là sản phẩm lào Cai, Hà Giang thật, những người bán hàng chỉ nói thế để thu hút khách hàng.

Hoa quả chủ yếu được nhập từ Trung Quốc

Các cơ quan chức năng thừa nhận tình trạng trái cây, rau củ Trung Quốc nghi chứa hóa chất độc hại đã diễn ra lâu nay, cơ quan y tế đã nhiều lần lấy mẫu để kiểm tra nhưng hầu như không phát hiện được gì vì không đủ phương tiện để truy tìm tận gốc những loại hóa chất đó. Có hàng trăm loại chất bảo quản, hàng trăm loại thuốc bảo vệ thực vật nhưng hiện Việt Nam chỉ có thể kiểm tra nhanh để nhận dạng một số chất (nhưng chỉ là định tính).

Cam doi lot cam Ha Giang duoc bay ban cong khai tr
Tràn lan cam Trung Quốc được bày bán tại các chợ ở Hà Nội.

Một thực tế khác là phần lớn rau củ, trái cây Trung Quốc chủ yếu vào Việt Nam theo đường tiểu ngạch nên hầu như không kiểm soát được chất lượng. Trái cây, rau củ Trung Quốc chỉ cần dán tem, nhãn mác đầy đủ theo quy định của hải quan là có thể nhập về Việt Nam. Một khi đã qua cửa khẩu thì thẳng tiến ra chợ, cửa hàng vì hầu như không cơ quan nào kiểm tra chất lượng.

Mặc dù Luật An toàn thực phẩm đã có quy định cụ thể song không những không giải quyết được những chồng chéo, bất cập trong quản lý, kiểm soát chất lượng thực phẩm mà ngược lại, càng khiến việc quản lý trở nên rối hơn. Hiện có đến 3 bộ là Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Công Thương và Y tế cùng được giao trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm. Lẽ ra, chỉ cần một cơ quan chịu trách nhiệm chính về an toàn thực phẩm là Bộ Y tế thì 3 bộ cùng “nhảy vào” quản lý. 

Mọi thông tin liên quan đến Tiêu dùng, bạn đọc có thể theo dõi thêm tại đây

Huyền Cao

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.