Ông Vũ Tiến Lộc: Phải hướng dòng tiền vào các doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh

(CL&CS)- Theo ông Vũ Tiến Lộc thách thức của việc triển khai chương trình phục hồi là sự lệch hướng của dòng tiền. Vì vậy cần tránh cho vay dưới chuẩn. Cho nên, phải hướng dòng tiền vào các doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh và có khả năng phục hồi nhanh.

Cơ chế đặc thù thử nghiệm, rút gọn thủ tục, cởi trói tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh. (Ảnh: minh họa)

Cơ chế đặc thù thử nghiệm, rút gọn thủ tục, cởi trói tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh. (Ảnh: minh họa)

Tại diễn đàn Kịch bản Kinh tế Việt Nam 2022, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, TS. Vũ Tiến Lộc đã đưa ra một số nhận định về cơ hội và thách thức của chương trình phục hồi và phát triển kinh tế.

“Ngôi sao hy vọng là gì? Chúng ta nói nhiều về gói phục hồi nhưng Chính phủ còn đưa ra chương trình phục hồi rộng hơn, không chỉ hỗ trợ về tiền bạc, chương trình tổng thể đó là ngôi sao hy vọng của chúng ta”- ông Lộc chia sẻ.

Gói hỗ trợ tài khóa là tiếp máu, hai là chuyển chiến lược trong chống dịch với độ bao phủ vaccine, kiên định mở cửa nền kinh tế. Cánh sao thứ hai là cải cách thể chế được đẩy mạnh. Cánh sao thứ ba là cơ chế đặc thù thử nghiệm, rút gọn thủ tục, cởi trói tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh.

Cánh sao thứ tư là chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cải thiện cơ sở hạ tầng của các địa phương cũng được triển khai, chuyển đổi số được triển khai đồng bộ,yểm trợ cho doanh nghiệp.

Cánh sao thứ năm là xúc tiến đẩy mạnh thực hiện các FTA, như vậy có ít nhất 5 cánh sao, ông Lộc tin rằng: Ngôi sao hy vọng này sẽ bay lên.

Còn về "tứ giác đen", hay thách thức của việc triển khai chương trình phục hồi, theo ông Lộc, thách thức rủi ro tiềm ẩn thứ nhất là sự lệch hướng của dòng tiền.

"Chúng ta cần tránh cho vay dưới chuẩn. Mỗi một cuộc khủng hoảng là một cuộc sàng lọc đau đớn. Nếu chúng ta cứu tất cả là chúng ta thua cuộc. Cho nên, phải hướng dòng tiền vào các doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh, và có khả năng phục hồi nhanh", ông Lộc nhấn mạnh.

Hai là việc trục lợi chính sách. Ông Lộc cho biết, đây là nỗi đau đớn trong bối cảnh người dân khó khăn. Vì vậy, để hạn chế được rủi ro này, tính minh bạch cần phải được đảm bảo, trách nhiệm giải trình cần phải được nâng cao.

"Bên cạnh đó, chúng ta cần 1 lực lượng cán bộ sẵn sàng xả thân, đặc biệt là trong giai đoạn khó khăn này để có thể bảo vệ người dân và doanh nghiệp", ông Lộc cho hay.

Thách thức cuối cùng là sự lỡ nhịp nợ xấu và lạm phát. Ông Lộc nhận định, kinh tế Việt Nam đã lỡ nhịp, kể từ khi nền kinh tế ghi nhận mức tăng trưởng âm sâu từ quý 3/2021. Mặc dù nền kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi nhưng vẫn còn chậm.

Cũng theo ông Lộc, chúng ta đang lỡ nhịp, phải bắt kịp thời gian để vượt lên. Chúng ta không có dư địa thời gian, có dư địa chính sách tài khoá tiền tệ nhưng không có thời gian. Ta đang đi sau các nước và phải cố gắng vượt lên", ông Lộc lưu ý.

Cũng nhìn nhận về cơ hội và thách thức của gói hỗ trợ nền kinh tế, GS.TS. Hoàng Văn Cường, Đại biểu Quốc Hội, Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng: Về cơ hội, thứ nhất: thích ứng của Việt Nam trong năm 2021. Ngoài chủ trương của chính phủ, thì người dân cũng rất đồng lòng. 

Thứ hai: kinh tế thế giới hồi phục mạnh và với nền kinh tế mở như Việt Nam thì chúng ta sẽ hưởng lợi rất lớn.

Thứ ba: với gói phục hồi kinh tế, nếu triển khai có hiệu quả và đúng với quan điểm của các cấp lãnh đạo thì Kinh tế Việt Nam chắc chắn sẽ phục hồi.

Cũng theo ông Cường chúng ta cũng phải đối mặt với nhiều thách thức như: Biến số phòng chống dịch cần phải tiếp tục quan tâm.

Tiếp đến là nợ xấu. Công bố nợ xấu của ngân hàng thì là 3,79% nhưng nếu tính cả số nợ đẫ được cơ cấu, giãn hoãn thì lên tới 8,2%.

“Và xu hướng tăng này tôi nghĩ còn tiếp tục. Vì vậy, ngân hàng sẽ rất khó khăn trong vấn đề giải ngân thêm” - ông Cường nhận định.

Ông Cường cũng cho rằng, gói hỗ trợ cũng cần để ý. Bởi cấu phần đầu tư hạ tầng chiếm khá lớn, thế nhưng việc giải ngân không xả ồ ạt mà chắc chắn phải theo lộ trình. Đồng thời, đừng nghĩ hỗ trợ là bơm tiền, suy nghĩ kiểu đó của thị trường là hoàn toàn sai. Phương thức làm của chúng ta hoàn toàn khác với thế giới.

Góp ý thêm về vấn đề này, TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách Tài chính Tiền tệ Quốc gia, Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV, nhận định chúng ta có nhiều tiềm năng để phát triển. Nếu chúng ta làm tốt chuyển đổi số thì nhiều cơ hội để giúp ta bứt phá thời gian tới.

Theo ông, một cơ hội nữa rất quan trọng chính là sự đồng thuận phối hợp giờ tốt hơn trước rất nhiều. Chính sách được ban hành cấp tốc. Chỉ có hai tháng rưỡi ra được chương trình tuyệt vời như thế. 

Qua đó, có niềm tin với doanh nghiệp và người dân. Kinh nghiệm quốc tế cho rằng rất đáng tham khảo cách làm của Việt Nam chúng ta hai tháng vừa qua.

Nhận định về thách thức, TS Cấn Văn Lực cũng cho rằng, đầu tiên là chính là thiếu nhất quán giữa bộ này ngành kia địa phương này địa phương kia. Nếu địa phương thiếu nhất quán thì nền kinh tế khó phục hồi. Thủ tướng cũng đã nhiều lần quán triệt, chúng ta phải làm sao nhất quán hơn.

Thách thức thứ 2, chúng ta đang phục hồi nhưng không đồng đều, phân tán. Chẳng hạn như có địa phương thực hiện rất tốt như Hải Phòng, song có nhiều địa phương thì khó khăn. Có ngành tốt, ngành thì khó khăn như du lịch vận tải. Sự phân hóa rất rõ. Theo ông Lực, đó là bài toán khó.

Đánh giá về nợ xấu, TS Lực cũng nhận định, chúng ta có tiềm ẩn rủi ro nhưng không quá lo như giai đoạn trước và có thể kiểm soát được.

Bảo Phương

Bình luận

Nổi bật

Rạng Đông kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm nhà máy

Rạng Đông kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm nhà máy

sự kiện🞄Thứ tư, 01/05/2024, 15:35

(CL&CS)- Mới đây tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông đã long trọng tổ chức Lễ Báo công, kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm Công ty (28/4/1964 - 28/4/2024) và 20 năm thành lập Công ty Cổ phần (15/7/2004 - 15/7/2024) với chủ đề “Khát vọng Rạng Đông - 60 năm hành trình theo chân Bác”.

Cựu Chủ tịch ngân hàng ACB Trần Mộng Hùng vừa qua đời: 15 năm làm 'thuyền trưởng' trước khi trao truyền cho con trai, từng là nhà giáo

Cựu Chủ tịch ngân hàng ACB Trần Mộng Hùng vừa qua đời: 15 năm làm 'thuyền trưởng' trước khi trao truyền cho con trai, từng là nhà giáo

sự kiện🞄Thứ tư, 01/05/2024, 10:38

Trên trang cá nhân của mình, ông Trần Hùng Huy - Chủ tịch HĐQT ngân hàng ACB thương tiếc báo tin người cha của mình - ông Trần Mộng Hùng đã qua đời.

Ông Kou Kok Yiow trở thành Chủ tịch Bamboo Capital thay ông Nguyễn Hồ Nam

Ông Kou Kok Yiow trở thành Chủ tịch Bamboo Capital thay ông Nguyễn Hồ Nam

sự kiện🞄Thứ hai, 29/04/2024, 13:59

(CL&CS) - Ngoài kế hoạch kinh doanh ấn tượng giai đoạn 2024-2028 được Bamboo Capital đặt ra, AGM 2024 còn đánh dấu sự kiện đặc biệt khi ông Kou Kok Yiow thay thế ông Nguyễn Hồ Nam ở vị trí Chủ tịch HĐQT.