Nửa đầu năm, xuất khẩu tôm sang Mỹ tăng 36%
(CL&CS)- Theo VASEP xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường Mỹ đạt mức tăng trưởng khả quan trong nửa đầu năm nay do sức cạnh tranh và lợi thế về ổn định sản xuất trong đại dịch COVID-19.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), nửa đầu năm nay, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ đạt 440 triệu USD, tăng 36% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong top 5 thị trường nhập khẩu lớn nhất của tôm Việt Nam, Mỹ là thị trường có tốc độ tăng trưởng tốt nhất.
Mỹ vẫn duy trì thị trường nhập khẩu tôm chân trắng hàng đầu của các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam. 89% giá trị xuất khẩu tôm sang Mỹ trong năm qua là sản phẩm tôm chân trắng.
Doanh số bán lẻ tại Mỹ vẫn tăng trong đại dịch. Nhu cầu nhập khẩu tôm của Mỹ vẫn cao phục vụ bán hàng mang đi và giao hàng tận nơi. Nhu cầu nhà hàng, dịch vụ thực phẩm tại Mỹ dần phục hồi do tốc độ tiêm vắc xin nhanh chóng ở nước này.

Nửa đầu năm nay, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ đạt 440 triệu USD, tăng 36% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), 5 tháng đầu năm nay, top 8 nguồn cung tôm lớn nhất cho Mỹ lần lượt gồm Ấn Độ, Indonesia, Ecuador, Việt Nam, Thái Lan, Mexico, Argentina, Trung Quốc.
5 tháng đầu năm nay, nhập khẩu tôm của Mỹ đạt 328 nghìn tấn, trị giá 2,8 tỷ USD, tăng 27% về khối lượng và 26% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.
Trong 5 nguồn cung tôm chính cho Mỹ, nhập khẩu tôm từ Ecuador vào Mỹ đạt tăng trưởng cao nhất, tiếp đó là Việt Nam. Tôm Việt Nam ngày càng tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường Mỹ. Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu tôm vào Mỹ từ Việt Nam tốt hơn so với Ấn Đô và Indonesia.
Ngành tôm Ấn Độ hiện phải đối mặt với nhiều khó khăn như ảnh hưởng của dịch Covid, dịch bệnh trên tôm, nhu cầu nhập khẩu từ các thị trường giảm.
Ngành tôm Ecuador năm 2020 cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn như giá tôm liên tục giảm, vận chuyển, logistics, thị trường bị gián đoạn do dịch COVID-19.
Thái Lan ngày càng giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường Mỹ. nhập khẩu tôm của Mỹ từ Trung Quốc tiếp tục giảm do căng thẳng chiến tranh thương mại giữa hai nước chưa chấm dứt.
Tôm thịt nguyên liệu đông lạnh và tôm thịt chế biến đông lạnh là 2 sản phẩm được nhập khẩu nhiều nhất, lần lượt chiếm 43% và 19% tổng giá trị nhập khẩu tôm của Mỹ.
Xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường Mỹ đạt mức tăng trưởng khả quan trong nửa đầu năm nay do sức cạnh tranh và lợi thế về ổn định sản xuất trong đại dịch COVID-19.
Tuy nhiên, có thể mức tăng trưởng này sẽ bị ảnh hưởng nếu các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam bị chậm trễ trong việc tiêm vắc xin cho công nhân.
Bảo Phương
Bình luận
Nổi bật
Kymdan - hãng nệm cao su thiên nhiên đầu tiên tại Việt Nam
sự kiện🞄Thứ bảy, 07/06/2025, 11:12
(CL&CS) - Ra đời từ năm 1954, Kymdan không chỉ là thương hiệu nệm cao su thiên nhiên đầu tiên tại Việt Nam mà còn là biểu tượng của chất lượng và sự đổi mới trong ngành sản xuất nệm.
Nhiều doanh nghiệp đang mạnh dạn đầu tư vào phát triển xanh
sự kiện🞄Thứ sáu, 06/06/2025, 15:39
(CL&CS)- Theo ông Hồ Kiên Trung – Phó Cục trưởng Cục Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, ngày càng nhiều doanh nghiệp lựa chọn con đường phát triển xanh, mạnh dạn đầu tư vào các giải pháp xử lý nước thải tiên tiến, tiệm cận với công nghệ của những quốc gia phát triển hàng đầu.
Vườn sầu riêng của Hoàng Anh Gia Lai có chứng chỉ GLOBAL GAP
sự kiện🞄Thứ sáu, 06/06/2025, 15:39
(CL&CS) - Đối với dư lượng Cadimi và vàng 0 trong sầu riêng, ông Đoàn Nguyễn Đức, Chủ tịch HĐQT Hoàng Anh Gia Lai cho biết, công ty có 2.000 ha sầu riêng với 80% nằm tại Lào và 20% tại Việt Nam. Trong đó, Lào và Campuchia chưa bị Trung Quốc kiểm soát.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.