Ninh Bình: Xin áp dụng cơ chế đặc thù trong khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng
(CL&CS) - Ngày 13/10/2023, UBND tỉnh Ninh Bình có Văn bản số 546/UBND–VP3 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, trình Quốc hội để được áp dụng cơ chế đặc thù trong khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng (VLXD) thông thường.
Văn bản UBND tỉnh Ninh Bình nêu rõ: Trên địa bàn tỉnh hiện có 14 mỏ đất, đá làm vật liệu san lấp đã được UBND tỉnh cấp giấy phép khai thác với tổng trữ lượng khai thác còn lại khoảng 39,1 triệu m3, trong đó tổng công suất khai thác các mỏ trên là khoảng 3,39 triệu m3/năm, nằm rải rác trên địa bàn các huyện Nho Quan, Yên Mô, thành phố Tam Điệp.

Hình minh họa
Hai dự án cao tốc trên địa bàn tỉnh Ninh Bình là Dự án đầu tư tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua tỉnh Ninh Bình và Dự án mở rộng đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông đoạn Cao Bồ - Mai Sơn được đề xuất nguồn vốn dự kiến bố trí từ nguồn tăng thu ngân sách Trung ương năm 2022, được phép giải ngân đến hết năm 2025 (khoảng 2 năm).
Theo tính toán, khối lượng vật liệu đắp nền cho hai dự án cao tốc trên là khoảng 5,5 triệu m3 (khoảng 4,5 triệu m3 đối với Dự án cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng và 1 triệu m3 đối với Dự án Cao Bồ - Mai Sơn). Trong khi đó thời gian thi công của dự án, nhất là phần đắp nền đường chỉ được thực hiện trong khoảng 1 năm, ngoài ra trên địa bàn tỉnh đang triển khai nhiều dự án khác để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy với công suất khai thác các mỏ hiện tại đang hoạt động không đủ đáp ứng được khối lượng và tiến độ cung cấp vật liệu theo yêu cầu của các dự án đường bộ cao tốc nêu trên.
Đối với sự cần thiết áp dụng cơ chế đặc thù tại Điều 5 Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội, UBND tỉnh Ninh Bình cho rằng: Các thủ tục cấp phép mỏ vật liệu theo quy định của Luật Khoáng sản rất phức tạp, kéo dài nhiều khâu, nhiều cấp với thời gian thi công rất ngắn nên không thể đáp ứng được tiến độ thi công và giải ngân hai dự án cao tốc trên địa bàn tỉnh.
Do đó, việc được áp dụng cơ chế đặc thù khai thác mỏ khoáng sản làm VLXD thông thường sẽ giảm được các khâu trung gian, thực hiện các thủ tục khai thác ngay, đáp ứng được tiến độ của dự án, góp phần ổn định giá vật liệu, hạn chế chi phí xây dựng.
Thiện Phúc
- ▪Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh khoáng sản
- ▪Ngăn chặn phương tiện vận chuyển hơn 29 tấn khoảng sản không rõ nguồn gốc tại Bình Thuận
- ▪Bộ Công Thương công bố 3 Quy hoạch ngành thuộc lĩnh vực năng lượng và khoáng sản
- ▪Hà Tĩnh chấp thuận 11 mỏ khoáng sản phục vụ cao tốc Bắc - Nam
Bình luận
Nổi bật
Doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm chuyển mình nhờ tích hợp các công cụ quản lý chất lượng
sự kiện🞄Thứ năm, 26/06/2025, 21:23
(CL&CS) - Hiện nay, ngành chế biến thực phẩm Việt Nam không chỉ phải đảm bảo chất lượng sản phẩm mà còn phải liên tục nâng cao năng suất để giữ vững thị phần trong nước và chinh phục thị trường quốc tế.
210 cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục
sự kiện🞄Thứ ba, 24/06/2025, 15:16
(CL&CS)- Hiện cả nước có 210 cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục trong nước và 15 cơ sở giáo dục đại học đạt chất lượng theo tiêu chuẩn nước ngoài.
Tiêu chuẩn ISO giúp tăng năng suất doanh nghiệp
sự kiện🞄Thứ tư, 18/06/2025, 12:53
(CL&CS) - Hiện nay, việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như ISO đã và đang trở thành chiến lược sống còn đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Không chỉ là “giấy thông hành” để bước vào thị trường xuất khẩu, ISO còn là công cụ nền tảng giúp các tổ chức chuẩn hóa quy trình, kiểm soát rủi ro và đặc biệt, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh một cách bền vững.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.