Thứ năm, 04/11/2021, 16:49 PM

Nhu cầu nhập khẩu tôm của Mỹ đang tăng

(CL&CS) - Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), thị phần tôm Việt Nam ở Mỹ tăng từ khoảng 8% (2020) lên gần 10% trong 9 tháng đầu năm 2021.

Nhu cầu nhập khẩu tôm của Mỹ tăng cao khi thị trường này mở cửa trở lại hậu Covid-19, vaccine được bao phủ diện rộng và các dịp lễ cuối năm đang tới gần.

Nhu cầu nhập khẩu tôm của Mỹ tăng cao khi thị trường này mở cửa trở lại hậu Covid-19, vaccine được bao phủ diện rộng và các dịp lễ cuối năm đang tới gần.

Theo VASEP, trong top 5 thị trường nhập khẩu lớn nhất của tôm Việt Nam, Mỹ là thị trường có tốc độ tăng trưởng tốt nhất. Trong giai đoạn giãn cách xã hội để phòng dịch Covid-19 do dịch bệnh diễn biến phức tạp tại TP.HCM và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, xuất khẩu tôm sang Mỹ chỉ giảm trong tháng 8 và nhanh chóng phục hồi trở lại trong tháng 9.

Sau khi giảm trong tháng 8, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ trong tháng 9/2021 phục hồi nhẹ, tăng 8% đạt 97,6 triệu USD. Lũy kế 9 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm sang Mỹ đạt trên 775 triệu USD, tăng 22% so với cùng kỳ.

Mỹ vẫn duy trì là thị trường nhập khẩu tôm chân trắng hàng đầu của các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam. 89% giá trị xuất khẩu tôm sang Mỹ là sản phẩm tôm chân trắng. Trong đó, giá trị tôm chân trắng chế biến (HS16) giảm nhẹ 0,6%, tôm chân trắng sống/tươi, đông lạnh (HS03) tăng 49%.

Tôm sú chỉ chiếm 8,8% tổng xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ, cũng ghi nhận giá trị tăng 46%. Trong đó, xuất khẩu tôm sú tươi/đông lạnh (mã HS03) tăng 72%. Tuy nhiên, tôm sú chế biến xuất khẩu sang Mỹ giảm 29%. Xuất khẩu tôm biển sang Mỹ tăng 42%, đặc biệt tôm biển khô tăng trưởng tốt 96% so với cùng kỳ năm 2020.

Nhu cầu tôm cỡ lớn của Mỹ đang hồi phục, Mỹ cũng có nhu cầu cao với sản phẩm tôm thịt tươi/đông lạnh (PD) của Việt Nam. Dự kiến, từ nay đến cuối năm, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ sẽ tiếp tục tăng, đà tăng trưởng này sẽ kéo dài đến quý 1/2022.

VASEP cho rằng, doanh số bán lẻ tại Mỹ duy trì tăng trong đại dịch. Nhu cầu nhập khẩu tôm của Mỹ vẫn cao phục vụ bán hàng mang đi và giao hàng tận nơi. Nhu cầu nhà hàng, dịch vụ thực phẩm tại Mỹ dần phục hồi do tốc độ tiêm vaccine nhanh chóng ở nước này.

Sản lượng khai thác tôm nước lạnh tại các nguồn cung cho Mỹ giảm, cũng khiến nhu cầu nhập khẩu tôm nước ấm của Mỹ tăng. Bão Ida xảy ra đầu tháng 9 vừa qua cũng ảnh hưởng tới nguồn cung tôm nội địa của Mỹ.

Nhu cầu nhập khẩu tôm của Mỹ tăng cao khi thị trường này mở cửa trở lại hậu Covid-19, vaccine được bao phủ diện rộng và các dịp lễ cuối năm đang tới gần.

Hiện Ấn Độ, Ecuador, Indonesia và Việt Nam là 4 thị trường cung cấp tôm lớn nhất cho Mỹ.

Bảo Phương

Bình luận

Nổi bật

Ứng dụng công nghệ, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm nông nghiệp vì sức khoẻ người dân

Ứng dụng công nghệ, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm nông nghiệp vì sức khoẻ người dân

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 16:04

(CL&CS) - Xu hướng người tiêu dùng sử dụng các thực phẩm nông sản rau quả an toàn ngày càng cao. Vì vậy, tỉnh Thanh Hóa đang phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao theo chuỗi hướng tới để cung ứng các sản phẩm cho thị trường.

Cục Sở hữu trí tuệ khai trương Văn phòng Dự án JICA tại Hà Nội

Cục Sở hữu trí tuệ khai trương Văn phòng Dự án JICA tại Hà Nội

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 16:04

(CL&CS)- Ngày 7/5/2024, Cục Sở hữu trí tuệ đã chính thức khai trương Văn phòng Dự án JICA tại Hà Nội để thực hiện mục tiêu nâng cao hiệu quả xử lý đơn đăng ký sáng chế và nhãn hiệu, cũng như tăng cường năng lực cho cán bộ.

Đồng Nai: Tăng cường hợp tác, phát triển bền vững, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Đồng Nai: Tăng cường hợp tác, phát triển bền vững, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

sự kiện🞄Thứ sáu, 10/05/2024, 16:00

(CL&CS) - Vừa qua, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Hoàng tiếp đoàn công tác của Đại sứ quán Phần Lan tại Việt Nam do đại sứ Keijo Norvanto làm trưởng đoàn đến thăm và làm việc tại Đồng Nai.