Tin - Ảnh
Thứ ba, 22/12/2020, 13:51 PM

Nhiều dự báo lạc quan cho nền kinh tế Việt Nam năm 2021

(CL&CS) - Chỉ còn vài ngày là khép lại năm 2020 - một năm kinh tế buồn do tác động lớn của dịch bệnh Covid-19. Nhiều chuyên gia, tổ chức uy tín dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng lạc quan hơn trong năm 2021.

Việc chống dịch Covid-19 tốt đã giúp nền kinh tế Việt Nam dù chịu tổn thất vẫn được kỳ vọng khả quan trong thời gian tới. Ảnh: NN

Việc chống dịch Covid-19 tốt đã giúp nền kinh tế Việt Nam dù chịu tổn thất vẫn được kỳ vọng khả quan trong thời gian tới. Ảnh: NN

Ngày 21/12, Ngân hàng Thế giới công bố báo cáo “Điểm lại tình hình kinh tế của Việt Nam” với dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2020 của Việt Nam ước đạt 2,8%, trong khi kinh tế thế giới dự kiến suy giảm 4% do phải chịu tác động của dịch Covid-19.

Sự ổn định của kinh tế vĩ mô, hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng, thu hút FDI. So với các nước trong khu vực, Việt Nam không những ổn định hơn về tính liên tục trong sản xuất mà còn là nước có sự ổn định chính trị. Dự báo, khi các chuyến bay thương mại quốc tế được nối lại, dòng vốn FDI sẽ tiếp tục tăng và giải ngân mạnh vào Việt Nam.

Bên cạnh đó việc thực thi các FTA cũng là bệ đỡ quan trọng thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng tốt hơn cho nền kinh tế Việt Nam trong năm 2021. Mặt khác, sự nhạy bén của doanh nghiệp đã giúp họ tiếp tục duy trì sản xuất và xuất khẩu. Nhìn chung, các FTA đang và sẽ củng cố vai trò của chuỗi giá trị toàn cầu.

Báo cáo đánh giá nợ công giai đoạn 2016 - 2020 của Chính phủ cho thấy chỉ tiêu an toàn nợ được kiểm soát chặt chẽ, nằm trong giới hạn trần nợ công được Quốc hội phê chuẩn và giảm dần qua các năm trong giai đoạn 2016- 2019. Tỷ lệ nợ công/GDP từ 63,7% năm 2016 đã giảm dần về mức 55% năm 2019, ước năm 2020 đạt 56,8%. Chỉ tiêu nợ Chính phủ/GDP trong năm 2020 cũng giảm tương tứng từ 52,7% xuống 50,8%. Dự trữ ngoại hối cao và việc các ngân hàng dồi dào thanh khoản cũng sẽ là điểm tích cực để Chính phủ hoạch định những gói kích thích hiệu quả hơn.

Với những dự báo khả quan như vậy, năm 2021 hứa hẹn sẽ là thời điểm Việt Nam thu hút mạnh mẽ đầu tư từ nước ngoài. Trong đại dịch Covid-19, thông tin các nhà đầu tư ngoại mở rộng, đầu tư mới vào Việt Nam vẫn liên tục được cập nhật, đặc biệt các ông lớn đã tìm đến Việt Nam làm tổ, mở rộng tổ. Các nhà sản xuất gia công lớn cho Hãng điện tử Apple như Foxconn, Luxshare, Pegatron... đều có động thái mở rộng đầu tư tại Việt Nam. Báo cáo của WB ngày 21.12 nhận định, dòng vốn FDI mới và xu hướng chuyển dịch đầu tư vẫn tiếp tục chảy vào Việt Nam do đã kiểm soát tốt dịch Covid-19. Bên cạnh đó, theo tờ The New York Times, sản xuất công nghệ, thiết bị điện tử tại Việt Nam đã vượt mặt ngành hàng sản xuất quần áo và dệt may để trở thành ngành xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam vào năm 2015 đến nay và chiếm phần lớn thặng dư thương mại kỷ lục trong năm nay.

Nguyễn Ngọc

Bình luận

Nổi bật

Chủ tịch VUSTA Phan Xuân Dũng: Muốn phát triển KHCN không thể thiếu thông tin

Chủ tịch VUSTA Phan Xuân Dũng: Muốn phát triển KHCN không thể thiếu thông tin

sự kiện🞄Thứ tư, 19/03/2025, 15:40

(CL&CS) - Phát biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Thông tin KH&CN lần thứ 5, Chủ tịch VUSTA Phan Xuân Dũng cho rằng muốn phát triển khoa học công nghệ không thể thiếu được thông tin khoa học công nghệ.

Khuyến nông trong phát triển nông nghiệp đa giá trị: Nâng cao chất lượng nông sản

Khuyến nông trong phát triển nông nghiệp đa giá trị: Nâng cao chất lượng nông sản

sự kiện🞄Thứ ba, 18/03/2025, 14:54

(CL&CS) - Ngày 18-3, Câu lạc bộ Khuyến nông đô thị (Trung tâm Khuyến nông Quốc gia) tổ chức Hội thảo khuyến nông đô thị chuyên đề: “Khuyến nông trong phát triển nông nghiệp đa giá trị”.

Tăng cường hậu kiểm để kiểm soát toàn diện chất lượng thực phẩm chức năng

Tăng cường hậu kiểm để kiểm soát toàn diện chất lượng thực phẩm chức năng

sự kiện🞄Thứ hai, 17/03/2025, 10:38

(CL&CS) - Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý an toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế đang đề xuất bổ sung quy định về tăng cường hậu kiểm để kiểm soát toàn diện chất lượng thực phẩm chức năng vì mục tiêu bảo đảm sức khỏe người tiêu dùng.